Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, có 1.375 dự án được cấp mới (giảm 34,5%), với tổng vốn đăng ký đạt trên 13 tỷ USD (tăng 11,6%).
Có 776 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 14,4%) với số vốn tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD ( tăng 24,2%).
Có 3.063 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, (giảm 43,8%) với tổng giá trị đạt 3,63 tỷ USD (giảm 40,6%).
10 tháng, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 15,15 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2020, giảm nhẹ 0,6 điểm phần trăm so với 9 tháng năm 2021.
Phân chia theo ngành, công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất với 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Singapore là nước đầu tư nhiều nhất và Việt Nam với 6,77 tỷ USD, chiếm 28,5%. Đứng sau là Hàn Quốc với 4,15 tỷ USD, NHật Bản có 3,4 tỷ USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt trên 198 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ, chiếm 74,1% kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 176,9 tỷ USD, tăng 31,3% so cùng kỳ và chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu.
Tính chung khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 21,2 tỷ USD.
Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước nhập siêu 23,2 tỷ USD.