Vỡ thực quản do nôn sau uống rượu

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân vỡ thực quản do nôn nhiều được gọi là hội chứng Boerhaave, tổn thương vỡ hoàn toàn các lớp của thực quản. Cơ chế vỡ thực quản là do nôn nhiều gây tăng áp lực đột ngột trong lòng thực quản trong khi cơ nhẫn hầu đóng kín.

Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công bệnh nhân vỡ thực quản do nôn nhiều sau uống rượu. Bệnh nhân có biến chứng nhiễm trùng trung thất, áp xe khoang màng phổi trái, được phẫu thuật cắt bỏ thực quản tổn thương, tạo hình thực quản bằng ống cuốn dạ dày đặt sau xương ức, lau rửa bóc vỏ màng phổi trái.

Lời bàn: PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cho biết, trường hợp bệnh nhân 45 tuổi này có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều sau uống rượu. Sau 3 ngày, bệnh nhân thấy đau tức ngực trái tăng lên, khó thở... Qua thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán vỡ thực quản do nôn nhiều sau uống rượu ngày thứ 3. Bệnh nhân được phẫu thuật cấp cứu khâu lỗ thủng, biệt lập thực quản, cắt và dẫn lưu đầu dưới thực quản, mở thông dạ dày ở vị trí tâm vị nuôi dưỡng, hút liên tục đầu trên thực quản với mong muốn bảo tồn thực quản để phẫu thuật nối lại thực quản thì 2. Sau phẫu thuật tình trạng nhiễm trùng trung thất, màng phổi diễn biến không cải thiện, đã được hội chẩn tiến hành phẫu thuật lần 2.

Đánh giá về bệnh, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân vỡ thực quản do nôn nhiều được gọi là hội chứng Boerhaave, tổn thương vỡ hoàn toàn các lớp của thực quản. Cơ chế vỡ thực quản là do nôn nhiều gây tăng áp lực đột ngột trong lòng thực quản trong khi cơ nhẫn hầu đóng kín. Đây là một trường hợp hiếm gặp, tiên lượng rất nặng do đến viện muộn, điều trị khó khăn phức tạp. Nếu can thiệp chậm hơn 24 giờ, tỷ lệ tử vong lên đến 50%, sau 48 giờ gần 90%. Người bệnh uống rượu mà nôn nhiều lần không nên chủ quan, cần được đưa đến viện sớm để tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top