Virus thực khuẩn giải quyết cơn ác mộng kháng thuốc kháng sinh

Các nhà khoa học Gruzia bắt đầu sử dụng "virus thực khuẩn" (bacteriophages) để điều trị những ca bệnh nghiêm trọng nhất. Trong đó có một phụ nữ Bỉ bị nhiễm trùng nguy hiểm sau vụ đánh bom sân bay Brussels năm 2016.

Sau hai năm điều trị kháng sinh không thành công, các bác sĩ đã thử điều trị bằng loại virus thực khuẩn từ các phòng thí nghiệm ở Tbilisi. Và người phụ nữ đã khỏi bệnh trong ba tháng.

TS Mzia Kutateladze, Viện Vi khuẩn Eliava cho biết, mầm bệnh nhiễm trùng thông thường cũng có thể giết chết một bệnh nhân nếu đã phát triển khả năng kháng kháng sinh. Trong các trường hợp như vậy, liệu pháp virus thực khuẩn là một trong những lựa chọn thay thế tốt nhất.

Phương pháp này đã được biết đến từ lâu, nhưng phần lớn bị quên lãng sau khi thuốc kháng sinh cách mạng hóa y học vào những năm 1930.

Cha đẻ của liệu pháp này là nhà khoa học người Gruzia Giorgi Eliava.

Sau khi WHO công bố kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, liệu pháp được chú ý trở lại. 

Dù các loại thuốc dựa trên virus thực khuẩn không thể thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh, các chuyên gia cho biết điểm cộng của chúng là giá rẻ, không có tác dụng phụ cũng như không gây hại cho cơ quan hoặc các lợi khuẩn đường ruột.

Theo TS Kutateladze, khi kho kháng sinh truyền thống đang cạn kiệt dần, phương pháp virus thực khuẩn cần có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng để cấp phép rộng rãi.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top