Vĩnh Phúc: Dân lập chốt phong toả bãi rác

Thời gian qua, có những hộ dân sống quanh bãi rác tạm nằm trong KCN Khai Quang, TP Vĩnh Yên lập chốt, chặn các xe môi trường, phong toả bãi rác nhằm phản đối tình trạng ô nhiễm từ 10 năm nay…

Người dân lập chốt chặn xe chở rác tại KCN Khai Quang.

Bãi rác tạm 10 năm không chịu di chuyển

Khoảng năm 2008 – 2009, nhiều hộ dân tại Vĩnh Yên tập trung phản đối tình trạng ô nhiễm tại một số bãi rác thải nằm ở rìa thành phố. Trong khi đó, mỗi ngày Công ty Môi trường & Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải khiến áp lực về xử lý ngày một căng thẳng. Trước tình thế đó, chính quyền địa phương đã “mượn tạm” một bãi đất trống nằm trong KCN Khai Quang đổ tạm rác thải để giải tỏa áp lực ô nhiễm.

Nói là “mượn tạm”, nhưng từ 10 năm nay, bãi rác vẫn án ngữ KCN Khai Quang mặc dù chính quyền địa phương không có các biện pháp bảo vệ môi trường khả thi nào. Trong khi đó, tại vị trí cách bãi rác thải chỉ vài mét là khu dân cư Gò Chai với hàng chục hộ đang làm ăn, sinh sống.

Xin nhắc lại rằng: KCN Khai Quang là nơi để thu hút đầu tư, mở các nhà máy công nghiệp chứ không phải nơi để làm bãi rác. Vì vậy, để tồn tại bãi rác này đã cản trở thu hút đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc vào KCN.

Ông Cao Đình Thi, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Vĩnh Phúc – Đơn vị quản lý KCN Khai Quang nói thẳng: Hiện tại một số công ty đề nghị đầu tư vào KCN 70 triệu USD nếu di chuyển bãi rác tạm đi chỗ khác. Tuy nhiên, qua vô số các cuộc họp bàn, rất nhiều các giải pháp đưa ra thì kết cục là bãi rác vẫn “nằm ì” ở đấy. Không những thế, phạm vi bãi rác còn được mở rộng vì lý do… thành phố không biết đổ rác… đi đâu.

Núi rác thải chỉ cách nhà dân hơn 10m, nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp di chuyển dân khỏi vùng ô nhiễm.

Khổ đến cùng cực

Có mặt tại bãi rác Khai Quang những ngày nồm trời mới cảm nhận rõ mức độ ô nhiễm nặng nề. Mùi hôi thối xông thẳng vào mũi khiến nhiều người lần đầu đến đây nôn mửa ngay lập tức. Cảm giác chóng mặt, đau đầu xuất hiện khi đứng cạnh bãi rác khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bà Hoàng Thị Thiện, người dân sống ngay cạnh bãi rác Khai Quang nói với vẻ mặt thất vọng, mệt mỏi rằng: Người dân ở đây khổ đến cùng cực. Không cần nói, chỉ nhìn thôi cũng có thể thấy được sự khổ sở này. Gia đình bà Thiện chỉ cách bãi rác độ 20m. Hàng ngày, cả gia đình bà phải “ngụp lặn” trong cảnh hôi thối, ruồi nhặng và… không dám uống nước giếng.

Nhưng nỗi khổ của hàng chục hộ dân Khai Quang vẫn không ai thấu hiểu. Cùng cực, dân rủ nhau chặn xe, phong tỏa bãi rác để mong chính quyền địa phương giải quyết. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà giới chức địa phương vẫn “im re”, không có cách nào giải cứu hàng chục mạng người đang khổ sở vì rác thải.

Theo quan sát của PV Báo Khoa học & Đời sống, Bãi rác Khai Quang đã chất cao như núi. Xung quanh bãi rác được đơn vị vận hành là Công ty Môi trường & Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên đào các mương hứng nước thải. Mương này đổ dồn xuống hệ thống cống thoát nước của KCN Khai Quang mà không qua bất kỳ hệ thống xử lý nước thải đủ tiêu chuẩn nào.

Trong khi đó, chính quyền TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc thì lẩn tránh tiếp xúc và trả lời báo chí về hướng giải quyết và giải cứu người dân trong “vòng vây” ô nhiễm.

Quách Dương

Theo Đời sống
Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Đối tượng sắp được tăng lương hưu

Từ ngày 1/7/2025 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực quy định lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Đốt cỏ rác, hại chết cây xanh!

Những ngày đầu tháng 11/2024, khi lưu thông trên đường Mê Linh (H.Mê Linh, Hà Nội) nhiều người cảm thấy xót xa khi nhìn thấy hàng cây xanh đã khá lớn trồng ở bên lề, đoạn dài hàng trăm mét bị cháy rụi và đang trong giai đoạn chết dần.
back to top