<p style="text-align: justify;">Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt của Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn (thuộc Tập đoàn Vingroup) được kỳ vọng tạo ra cơ sở dữ liệu về gen người lớn nhất Đông Nam Á. Đây là nền tảng phát triển hàng loạt các ứng dụng phục vụ xã hội, xác định nguyên nhân gây bệnh và đáp ứng thuốc theo đặc trưng hệ gen nhằm tiến tới cá thể hóa trong điều trị bệnh, đào tạo nhân lực chất lượng cao, phục vụ các nghiên cứu y sinh khác.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>“Phải làm vì người Việt”</strong></p> <p style="text-align: justify;">Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn vừa chính thức công bố dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt có trị giá lên tới 4,5 triệu USD (hơn 90 tỷ đồng).</p> <p style="text-align: justify;">Trên thế giới, các nghiên cứu về gen nhằm phát hiện, cảnh báo và điều trị sớm một số bệnh, cũng như giúp phát triển các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh hướng đến từng cá nhân (Y học cá thể hóa). Thực tế, các bệnh nhân hay có nguy cơ bị tác dụng phụ của thuốc do bác sỹ kê đơn không tính được các yếu tố đặc trưng di truyền.</p> <p style="text-align: justify;">Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việ<em>t </em>sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu về gen người Việt, làm cơ sở nền tảng để phát triển các nghiên cứu, ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là y học, dược học, công nghệ sinh học và nhân chủng học…. Từ đó, các bác sỹ sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như cơ chế đáp ứng thuốc theo đặc trưng hệ gen của người Việt chính xác hơn, tối ưu hóa khả năng và hiệu quả trong chẩn đoán cũng như điều trị.</p> <p style="text-align: justify;">Dự án cũng chuẩn bị cho các bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia nghiên cứu dữ liệu ban đầu để họ có định hướng nghiên cứu theo y học cá thể hóa, tăng chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đây cũng là hướng nghiên cứu mới của thế giới.</p> <p style="text-align: justify;">Chia sẻ về lý do chọn đề tài nghiên cứu này, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn khẳng định “nếu Việt Nam không làm dự án này, không ai có thể làm thay chúng ta”. Bởi theo GS Văn, dự án sẽ giải trình tự và phân tích hàng nghìn hệ gen người Việt, do đó kết quả của nghiên cứu sẽ là dữ liệu hệ gen đặc trưng của dân tộc.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> <div> <p style="text-align: justify;"><img alt="Dự án gene của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/11/img_8570_olxl.jpg" /></p> <p style="text-align: justify;"><em>“Nếu Việt Nam không làm dự án này, không ai có thể làm thay chúng ta”- GS Vũ Hà Văn. </em></p> </div> <p style="text-align: justify;">Theo GS Vũ Hà Văn, các nghiên cứu về gen là nghiên cứu tương đối mới và đắt, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Cách đây 10 năm, một dự án tương tự ở của thế giới tốn đến hàng tỷ USD. Tại Việt Nam cũng từng có các đề tài nghiên cứu về gene ở Việt Nam nhưng quy mô nhỏ hơn, chỉ khoảng vài chục bộ gen, hoặc làm vài gen trên một bệnh cụ thể. Do đó, Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt<em> </em>trên 1000 người của Vingroup được coi là Dự án nghiên cứu gen lớn nhất Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>Dữ liệu sẽ được chia sẻ cho cộng đồng</strong></p> <p style="text-align: justify;">Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt<em> </em>sẽ được khởi động vào đầu năm 2019, kéo dài trong vòng 5 năm với hai giai đoạn. Trong 3 năm đầu, các nhà khoa học sẽ triển khai thu thập mẫu của 1.000 người Việt và phối hợp với các đối tác quốc tế ở Mỹ, Đức, Singapore, và Nhật Bản để giải trình và phân tích toàn bộ hệ gen và lập cơ sở dữ liệu biến dị di truyền cho quần thể người Việt.</p> <p style="text-align: justify;">Để có thể xử lý, phân tích, lưu trữ dữ liệu khổng lồ của Dự án (hàng trăm Terabytes), Vingroup đã đầu tư cho Viện một hệ thống hạ tầng tính toán và lưu trữ hiện đại khoảng một triệu USD (tương đương hơn 20 tỷ đồng). Tuy tốn kém nhưng theo PGS.TS Lê Đức Hậu, Trưởng phòng Y sinh việc mua hạ tầng tính toán thay vì đi thuê sẽ giúp chủ động trong vấn đề lưu trữ và bảo mật.</p> <p style="text-align: justify;">Nguồn dữ liệu quý giá này sẽ được chia sẻ cho cộng đồng phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo, không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. GS Vũ Hà Văn cho biết, các chuyên gia của Viện cũng sẽ xây dựng một website trong tương lai để hỗ trợ cung cấp thông tin, cho phép các nhà khoa học cần dữ liệu có thể tra cứu được ngay.</p> <p style="text-align: justify;">Theo PGS.TS. Lê Đức Hậu<strong>, </strong>để có thể triển khai dự án “nặng ký” này, nhóm nghiên cứu của dự án đã và đang hợp tác với các nhà nghiên cứu về hệ gen và các bệnh di truyền tại Mỹ, Đức, Nhật đồng thời hợp tác với các nhóm nghiên cứu khu vực Đông Nam Á trong ứng dụng lâm sàng của dược học hệ gen. Dự án cũng hợp tác với các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới của Illumina.</p> <p style="text-align: justify;">Về nguồn nhân lực, dự án sẽ mời một số chuyên gia quốc tế tham dự đồng thời tổ chức đào tạo cho đội ngũ cán bộ thực hiện. GS Vũ Hà Văn chia sẻ, hy vọng sau 5 năm, Việt Nam không chỉ có một cơ sở dữ liệu gen người lớn nhất Đông Nam Á mà còn xây dựng được đội ngũ làm nghiên cứu y sinh, hệ gen, tin sinh học và khoa học dữ liệu tiếp cận được với các tiêu chuẩn quốc tế.</p> </div> <div> <p style="text-align: justify;"> </p> <ul> <li> <div style="text-align: justify;"><svg _xml3a_space="preserve" _xmlns3a_xlink="http://www.w3.org/1999/xlink" enable-background="new 127.9 0 536.2 612" id="Layer_1" style="width: 24px; margin-top: 10px; }" version="1.1" viewbox="127.9 0 536.2 612" x="0px" xmlns="http://www.w3.org/2000/svg" y="0px"><g><path d="M605.1,486.4H370c-21.1,0-36.5-1.4-45.6-4.9c-15.4-5.6-23.2-17.5-23.2-35.1c0-15.4,6.3-32.3,19.7-49.1L488.6,167H377.8c-54,0-69.5-19.7-69.5-59s30.2-58.3,84.9-58.3h201.4c25.3,0,42.8,1.4,51.9,4.2c7,2.1,12.6,4.2,16.8,7.7V51.2c0-25.3-26.7-51.9-51.9-51.9H179.8C154.6,0,127.9,26,127.9,51.2v433c0,25.3,26.7,51.9,51.9,51.9h84.9l-0.7,75.8l105.3-75.8h243.5c25.3,0,51.9-26.7,51.9-51.9V473C650.8,482.2,631.1,486.4,605.1,486.4z" fill="#FFFFFF"></path><path d="M486.5,372.7h119.3c25.3,0,44.9,3.5,58.3,10.5V125.6c-3.5,6.3-8.4,13.3-14,20.4L486.5,372.7z" fill="#FFFFFF"></path></g></svg></div> </li> </ul> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Việt Nam sẽ có cơ sở dữ liệu gene người lớn nhất Đông Nam Á
Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn vừa chính thức công bố dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ biến dị di truyền của người Việt có trị giá lên tới 4,5 triệu USD (hơn 90 tỷ đồng).
Dự đoán ngày mới 6/11/2024 cho 12 con giáp: Tý hào phóng, Mùi cầu thị
Top bí ẩn thế giới chưa thể giải mã, chuyên gia nhức óc điên đầu
Mê ăn cua sống, người đàn ông choáng váng khi thấy thứ này trong người
Top 8 động vật nguy hiểm nhất hành tinh, Việt Nam xuất hiện 2 loài
Ghé thăm Trái Đất rất sớm, người ngoài hành tinh âm thầm để lại 'di sản'?
Sa mạc Sahara ngập nước, hé lộ bí ẩn động trời từ xa xưa
Sa Sahara - Sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích hơn 9 triệu km², không chỉ nổi tiếng với những cồn cát khổng lồ và điều kiện khắc nghiệt mà còn ẩn chứa nhiều bí ẩn lịch sử và tự nhiên.
20 ngày tới, 4 con giáp vượng lên trông thấy, tiền gánh trĩu vai
4 con giáp này có khả năng kiếm tiền vượt trội, đầu óc nhanh nhạy, cuộc sống sung túc, không bao giờ sợ nghèo. 20 ngày tới là thời điểm vàng để Tý, Thìn, Tỵ, Thân vượng lên bất ngờ.
Giống gà “quý tộc” tí hon, giá khét trăm triệu khiến dân chơi mê tít
Dù có kích thước nhỏ nhưng gà tre Bắc rất thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt toát lên vẻ dũng mãnh không lẫn bất kỳ loài nào khác.
Đang đi đường, giật mình thấy linh thú trong truyền thuyết bất ngờ lộ diện
Trong những truyền thuyết địa phương, linh ngưu Cống Sơn còn được xem là loài linh thú của rừng sâu, có khả năng dự báo thời tiết và mang lại may mắn cho những ai tình cờ gặp được chúng.
'Nội soi' xác ướp quý bà Ai Cập, lộ chi tiết khiến chuyên gia sững sờ
Dùng máy chụp cắt lớp vi tính, các chuyên gia đã giải mã được bí mật về xác ướp nữ quý tộc Ai Cập khoảng 3.000 tuổi có tên Chenet-aa. Qua đó, nhiều chi tiết về sức khỏe, tình trạng xác ướp... được hé lộ.
Loài 'voi' mini tái xuất sau nửa thế kỷ biệt tích
Được biết đến với chiếc mũi dài như voi, mắt to như dơi và những cú nhảy nhanh nhẹn, loài vật bí ẩn này tưởng chừng đã tuyệt chủng từ năm 1972.
Mỏ quạ, kiếm lượn sóng và loạt vũ khí độc lạ nhất thời Trung cổ
Châu Âu thời Trung cổ nổi tiếng với các loại vũ khí độc đáo, được thiết kế không chỉ để chiến đấu mà còn để phản ánh địa vị và văn hóa của các tầng lớp chiến binh.
Hai sư tử đực hỗn chiến giành bạn tình và cái kết cực bất ngờ
Để giành quyền giao phối, 2 con sư đực đã không ngần ngại lao vào cắn xé nhau.
'Thần mộc' quý hiếm nhất thế giới, Việt Nam tự hào sở hữu
Loài cây quý hiếm này hiện có nguy cơ tuyệt chủng và được người dân bảo vệ nghiêm ngặt.
Dự đoán ngày mới 5/11/2024 cho 12 con giáp: Sửu hòa đồng, Thân tự phụ
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Sửu hòa đồng nên có nhiều mối quan hệ xã giao. Trong khi đó, người tuổi Thân "trả giá đắt" vì tính tự phụ.
Hình ảnh những nhà quân sự nổi tiếng nhất thế giới cổ đại
Những nhân vật này đã ghi danh vào lịch sử nhờ vào chiến lược, tài thao lược, và khả năng chỉ huy quân sự xuất sắc, ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử của thế giới cổ đại.