<p>Ngày 26/11, nhà khoa học Hạ Kiến Khuê (Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Nam) công bố đã dùng kĩ thuật chỉnh sửa gene (Genome Editing) loại bỏ gene CCR5 để tạo nên hai bé gái sinh đôi có khả năng miễn nhiễm với HIV. </p> <p>Công trình của PGS Hạ Kiến Khuê bùng nổ cuộc tranh cãi khắp nơi về áp dụng công nghệ gene trên người, đặc biệt là chỉnh sửa gene, với quan ngại về tôn giáo, đạo đức, pháp luật. </p> <p>Công nghệ chỉnh sửa gene sử dụng công cụ CRISPR đã từng được tạp chí khoa học danh tiếng Science chọn là đột phá trong năm 2015. Sau đó nhiều nghiên cứu về chỉnh sửa gene đã được công bố áp dụng trên chuột như HIV, ung thư, bệnh Hungtinton, vi khuẩn E. coli, muỗi. Tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng việc chỉnh sửa gene trên người chỉ nên được chấp nhận nhưng trong điều kiện nhất định như sửa một căn bệnh khuyết tật hoặc gặp vấn đề y khoa nghiêm trọng. </p> <p>Tại Nhật Bản, các nhà khoa học nghiên cứu các vấn đề trên con người, kể cả từ mức tế bào, đều phải trải qua quá trình đăng kí và cam kết tuân theo các qui định đã được đặt ra. PGS Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý Thực vật và Sinh hóa (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) nêu quan điểm, việc chỉnh sửa gene hoặc các công nghệ gene áp dụng trên người, thậm chí ngay trên thực vật, cần được trải qua các bước kiểm tra an toàn hết sức cẩn thận. </p> <p>"Hiện con người còn biết quá ít về sự tương tác giữa các gene (gene interaction) dù đã hoàn thành việc giải mã bộ gene người, cũng như của cây lúa. Nhưng để hiểu hết sự tương tác lẫn nhau của các gene là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian rất dài", PGS Xuân nói.</p> <p>Ông Xuân ví von, như trong một lớp học có 30 học sinh, giáo viên biết hết ngày tháng năm sinh, lý lịch, mã số sinh viên, vị trí ngồi... nhưng mối tương tác và quan hệ riêng tư giữa các học sinh cùng lớp với nhau, hay với gia đình, họ hàng, bạn bè, mọi người trong xã hội... rất phức tạp và không thể biết ngay được. </p> <p><strong>Với thực vật nhiều câu hỏi khoa học chưa trả lời được </strong></p> <p>Thực tế một trong các kĩ thuật gene hiện tại chọn lọc áp dụng chỉ thị phân tử (Marker Assisted Selection) trong lai giống cây trồng với năng suất cao, khả năng chống bệnh tốt, phẩm chất ngon... chỉ đạt được một số kết quả tạm thời. </p> <p>Lí do là các chỉ thị phân tử này dù có liên quan đến các gene, hoặc các đoạn gene có liên quan đến các tính trạng trên, nhưng đó chỉ là các liên quan bề mặt. Sự tương tác bên trong của các tính trạng trên với các gene khác không liên quan trực tiếp đến các tính trạng được con người quan tâm, phần lớn chưa được biết đến. </p> <p>Các nghiên cứu đã chỉ rõ, một gene có thể quyết định một hoặc nhiều tính trạng, hoặc một tính trạng có thể được quyết định bởi nhiều gene, vì các gene trên một cơ thể sống không hoạt động độc lập. Trên con người, sự tương tác này vô cùng phức tạp và con người còn biết được quá ít.</p> <p>Trên cây trồng, khi gene được người đưa vào qua chọn lọc phân tử thường tạo nên các tính trạng tạm thời, những tính trạng này sẽ phần lớn mất dần qua một thời gian ngắn. Đây cũng là vấn đề đang làm các nhà khoa học đau đầu chưa tìm ra được hết lí do. </p> <p>Kĩ thuật chuyển gene trên thực vật, hoặc ngay cả công nghệ sửa đổi gene tạo nên các tính trạng mới, phục vụ cho mục đích của con người trong một thời gian ngắn. Ngược lại, chọn lọc tự nhiên hoặc đột biến tự nhiên tạo nên các tính trạng mới cần thời gian dài, hàng trăm, thậm chí hàng triệu năm. Kết quả chỉ giữ lại các tính trạng có lợi cho sự tiến hóa của loài đó. </p> <p>Hiện tại, bằng kĩ thuật chuyển gene, một số cây trồng như cải dầu, ngô, bông, đậu nành, bí, cà chua, lúa hạt vàng đã được một số nước trong đó có Mỹ sử dụng. Tuy nhiên việc sử dụng cây trồng biến đổi gene vẫn là đề tài tranh cãi của các nhà khoa học, và quốc gia, với mối lo ngại gây ra các ảnh hưởng đến môi trường, sự đa dạng sinh học và sức khỏe con người, tuy chưa có bằng chứng rõ ràng. </p> <p>PGS Trần Đăng Xuân cho rằng, việc loại bỏ gene CCR5 để tạo cá thể con người miễn nhiễm với HIV cần được nghiên cứu kĩ lưỡng. Không ai dám chắc việc mất đi gene CCR5 giúp ngăn ngừa HIV, nhưng sẽ tạo nên thay đổi quan trọng hiện chưa được biết đến trong cơ thể và bộ gene của con người, đang từng được coi là quá hoàn hảo. </p> <p>Biết đâu sự mất đi gene CCR5, hoặc các gene khác có liên quan đến bệnh tật, lại dẫn đến một loạt các "hậu họa" khác như sự tuyệt chủng, biến dị... và trước mắt làm thụt lùi đi sự tiến hóa của con người. </p> <p>Tuy nhiên, PGS Xuân đồng tình với quan điểm của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê rằng, việc chỉnh sửa gene áp dụng trên con người là việc tất yếu sẽ xảy ra. Ông Hạ Kiến Khuê đã tuyên bố: "nếu tôi không làm sẽ có người khác làm". </p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Ông Hạ Kiến Khuê (giữa) tại hội nghị quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa gene tại Hồng Kông ngày 28/11." src="https://khds.1cdn.vn/2018/12/01/ha-kien-khue-4572-1543631522.jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Ông Hạ Kiến Khuê (giữa) tại hội nghị quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa gene tại Hồng Kông ngày 28/11.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><strong>Việc làm đầy mạo hiểm</strong></p> <p>PGS Xuân cho biết việc chỉnh sửa gene trên cá thể sống là con người khi không kiểm chứng được sự tương tác của các gene được thêm vào hoặc bị loại bỏ đi, là việc làm đầy mạo hiểm và cần được can thiệp sớm của xã hội, luật pháp, và cộng đồng khoa học quốc tế. </p> <p>Nếu không việc này sẽ xảy ra vấn đề bí mật tạo ra các cá thể con người bằng kĩ thuật gene để phục vụ cho lợi ích kinh tế, chính trị của cá thể, hoặc một nhóm cá thể con người, hơn là cho toàn bộ xã hội hoặc loài người. </p> <p>Công bố về thí nghiệm của nhà khoa học Hạ Kiến Khuê bỏ qua các kiểm tra an toàn và áp dụng ngay trên con người đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải có các qui định chặt chẽ về nghiên cứu và luật pháp trong việc áp dụng các kĩ thuật gene áp dụng trên con người. </p> <p>Ông chia sẻ, không chỉ với công nghệ về chỉnh sửa gene, các nhà khoa học trong tương lai gần có thể thậm chí tạo nên "siêu người nhân tạo" theo ý muốn của mình, hay "Superman", điều hiện tại chỉ thấy trong các phim khoa học. Ví như đột phá tìm ra bom nguyên tử, nếu sử dụng cho mục đích hòa bình thì rất tuyệt vời, nhưng nếu sử dụng cho chiến tranh thì thực sự sẽ là thảm họa của toàn nhân loại.</p> <div> <p>PGS. TS Trần Đăng Xuân là nhà khoa học người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.</p> <p>Ông có hơn 110 công trình đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI và 130 bài trong danh mục Scopus, với điểm H-index là 24. </p> <p>Ông từng đoạt một số giải thưởng như Sao Tháng Giêng khi còn là sinh viên, đồng giải thưởng công trình xuất sắc nhất của Hội Khoa học Cỏ dại Nhật Bản năm 2010, giải thưởng Kusunoki của tỉnh Miyazaki, Nhật Bản năm 2008, giải thưởng nghiên cứu môi trường của Dầu mỏ Showa năm 2003. </p> <p>Đặc biệt trong hai năm liên tiếp 2017 và 2018, PGS. TS Xuân đã hai lần nhận giải thưởng Phoenix Outstanding Researcher Award dành cho các nhà khoa học trẻ dưới 45 tuổi của Đại học Hiroshima. </p> <p>Ông là một trong 100 nhà khoa học trẻ của Việt Nam tại nước ngoài tham gia chương trình Đổi mới Sáng tạo do Chính phủ Việt Nam, Bộ Khoa học Công nghệ, và Bộ Kế hoach Đầu tư tổ chức vào tháng 8/2018 tại Việt Nam. </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Điều chỉnh gene trên người có thể là thảm họa?
Bộ gene hiện tại đã quá hoàn chỉnh, cắt bỏ một đoạn có thể ảnh hưởng nhiều điều mà con người chưa kiểm soát được.
Theo vnexpress.net
Nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố tạo ra em bé biến đổi gene đầu tiên
Tranh cãi về việc chỉnh gene người tạo ra siêu nhân: Mục đích xấu thì hậu quả rất khủng khiếp
Phát hiện thêm 72 biến thể gene khiến phụ nữ mắc ung thư vú
Công nghệ biến đổi gene chữa ung thư đảm bảo an toàn?
Việt Nam quyết định ứng dụng gene vào trị ung thư
Giảm đau ngoài màng cứng điều trị viêm tụy cấp
Nhổ răng khôn, người phụ nữ nguy kịch vì ngộ độc thuốc tê
Kháng thuốc: Mối đe dọa hàng đầu với sức khỏe cần hành động ngay
Trong 3 năm, gần 300.000 ca tử vong do đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
Những yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ lạc tuyến nội mạc tử cung
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Các bệnh thường gặp về dạ dày ai cũng nên biết
Viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản... là những bệnh thường gặp và cần được chú ý và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.
Bệnh chứng nặng nề do không tuân thủ điều trị đái đáo đường
Biến chứng đái tháo đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim, chi,…
8 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn canh nấm rừng
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
Lạc quan trên hành trình 14 năm chiến thắng 2 căn bệnh ung thư
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Cắt bỏ khối u quái buồng trứng hiếm gặp chứa đầy tóc, móng, xương...
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.