<div> <p style="text-align: justify;">Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắcxin, chế phẩm sinh học" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 2/7, GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân lên số lượng lớn.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="GS Nguyễn Thị Lan báo cáo bước đầu về kết quả nghiên cứu. Ảnh: Tùng Đinh." src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/02/nguyen-thi-lan-vne-3690-1562038783(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">GS Nguyễn Thị Lan báo cáo bước đầu về kết quả nghiên cứu. Ảnh: <em>Tùng Đinh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Cách đây 4 tháng, Học viện bắt đầu nghiên cứu 4 loại vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi gồm (vắcxin vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vắcxin nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vắcxin dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu).</p> <p style="text-align: justify;">Với vắcxin vô hoạt, nhóm nghiên cứu thành công, phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vắcxin và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vắcxin. "Bước đầu đạt kết quả tốt trong quy mô phòng thí nghiệm trong diện hẹp", GS Lan nói.</p> <p style="text-align: justify;">Nhóm nghiên cứu tiêm thử nghiệm trên đàn lợn của ông Trịnh Vũ Trình (Hưng Yên) đối với 14 heo nái từ ngày 18/4 và tiêm lặp lại mũi 2 vào ngày 12/5. Sau 8 tuần, 13 lợn nái sức khỏe vẫn bình thường, ăn uống tốt và đẻ con, có một con bị chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1. </p> <p style="text-align: justify;">Thử nghiệm tiêm cho lợn khỏe và nhốt chung với đàn bị bệnh, kết quả cho thấy con được tiêm phòng không bị lây nhiễm.</p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Lực lượng chức năng ở Hà Nội diễn tập ứng phó với dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Ngọc Thành." src="https://khds.1cdn.vn/2019/07/02/dich-ta-lon-chau-phi-3934-1562038783(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td> <p style="text-align: justify;">Lực lượng chức năng ở Hà Nội diễn tập ứng phó với dịch tả lợn châu Phi. Ảnh:<em> Ngọc Thành.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Từ kết quả thí nghiệm, bà Lan khẳng định vắcxin an toàn và bảo hộ cao đối với lợn được tiêm phòng. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đã được rút ngắn nên bà Lan cho rằng các loại vắcxin cần nghiên cứu thêm trên diện rộng và lặp lại, bổ sung nhiều thí nghiệm để tối ưu hóa công thức, chất lượng vắcxin. Cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo để tạo các vắcxin khác tốt hơn.</p> <p style="text-align: justify;">"Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cấp kinh phí khẩn cấp cho nghiên cứu và sản xuất vắcxin dịch tả lợn châu Phi; tổ chức giúp Học viện đánh giá chất lượng vắcxin sản xuất ra để sớm đưa vào phục vụ sản xuất", GS Lan kiến nghị. </p> <p style="text-align: justify;">Tại cuộc họp, đại diện nhiều nhóm nghiên cứu đến từ các doanh nghiệp cũng giới thiệu về các kết quả bước đầu sản xuất vắcxin, chế phẩm sinh học có thể áp dụng vào chăn nuôi giúp phòng dịch bệnh tả lợn châu Phi. </p> <p style="text-align: justify;">Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Bộ sẽ chỉ đạo cơ quan chuyên môn, phối hợp cùng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sớm xây dựng quy trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm vắcxin trong hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam. Bộ trưởng cũng chỉ đạo không chủ quan với các kết quả đạt được, cần tiếp cận theo các hướng sáng tạo nhất để đẩy nhanh các bước, sớm thương mại hóa vắcxin ra thị trường.</p> <p style="text-align: justify;">Trong suốt 100 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất được 7 dòng vắcxin dịch tả lợn Châu Phi (đã đánh giá tính hiệu lực) từ các chủng giống virus nhược độc. Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắcxin này gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao, vì vậy việc phòng bệnh cho các trang trại chăn nuôi lợn với dịch tả lợn châu Phi không được thực hiện. Mỗi khi mầm bệnh lây lan, biện pháp được áp dụng là tiêu hủy đàn lợn.</p> <p style="text-align: justify;">D<span>ịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam cách đây hơn 4 tháng và lây lan nhanh trên 60 tỉnh, thành trên cả nước. Đã có gần</span><span> 3 triệu con lợn nhiễm bệnh </span><span>đã bị tiêu hủy. Hiện dịch vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.</span></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Việt Nam sản xuất thành công vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi
Lợn nái khỏe được tiêm vắcxin, cho sống cùng lợn bị nhiễm bệnh, sau hơn hai tháng vẫn khỏe mạnh và đẻ con.
Xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ run người thấy hình ảnh "bóng ma mặt quỷ"
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Khỉ đuôi lợn mắc bẫy trên núi Sơn Trà: Loài "quý như vàng"!
Một cá thể khỉ đuôi lợn dính bẫy ở chân với dấu hiệu hoại tử trên núi Sơn Trà đã được cứu hộ thành công.
Dự đoán ngày mới 25/12/2024 cho 12 con giáp: Tỵ lý trí, Mùi bị lợi dụng
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Tỵ giải quyết công việc một cách lý trí. Trong khi đó, người tuổi Mùi có thể bị người khác lợi dụng.
3 con giáp vận khí rực rỡ, có cơ hội đổi đời trong 2025
Năm 2025 được dự đoán là thời kỳ bùng nổ vận may của 3 con giáp Thìn, Ngọ, Hợi, mở ra cánh cửa đổi đời với tài lộc, sự nghiệp và tình duyên thăng hoa.
Khai quật mộ cháu trai Hán Vũ Đế, bên trong chứa thứ gì gây choáng ngợp?
Kể từ khi được phát hiện ở Giang Tây, Trung Quốc năm 2011, các chuyên gia đã tìm thấy kho báu "khủng" bên trong lăng mộ của hoàng đế Lưu Hạ - cháu trai Hán Vũ Đế. Trong số này có bộ áo giáp vảy cá quý hiếm.
Bằng chứng 'siêu sức mạnh' gây chấn động của người Neanderthal
Trong năm 2024, các nhà khoa học đã có những khám phá mới về người Neanderthal - họ hàng gần đây nhất đã tuyệt chủng của người hiện đại (tên khoa học là Người Tinh khôn).
Ford EcoSport sẽ "hồi sinh" tại Việt Nam?
Ford EcoSport đã chính thức bị "khai tử" tại thị trường Việt Nam vào năm 2022, khiến nhiều người dùng tiếc nuối. Dù vậy, những tín hiệu mới từ Ford cho thấy EcoSport sẽ trở lại trong một diện mạo hoàn toàn mới.
Giật mình sự thật về loài thú 'bẩn tính' nhất quả đất
Nổi tiếng với tập tính ăn xác thối và cướp mồi của loài khác, linh cẩu được cho là loài thú 'bẩn tính' bậc nhất trong thế giới động vật.
Hé lộ 3 'địa ngục băng' nghi ngờ chứa sự sống ngoài hành tinh
Sự sống có thể tồn tại nhờ các hệ thống thủy nhiệt, tương tự như những nơi trên Trái Đất có sự sống nương náu.
Nền văn minh cổ Khmer để lại di sản đáng ngưỡng mộ nào cho nhân loại?
Văn minh Khmer không chỉ là niềm tự hào của Campuchia mà còn là di sản quan trọng của nhân loại, với những đóng góp lớn lao về văn hóa, kiến trúc và kỹ thuật.
Tận mục loài cây chỉ còn 5 cá thể trên Trái Đất, quý hơn kim cương
Việc nhân giống gặp khó khăn do loài cây ít, hoa nở ngắn và điều kiện tự nhiên không phù hợp.