<p>Trong thời kỳ mang thai, khả năng chống lại các mầm bệnh xâm nhập cơ thể bị giảm sút do sự thay đổi về chuyển hóa lúc có thai, sự biến đổi lớn về nội tiết và sự biến dạng của cơ thể (bụng to, bị chèn ép, cơ hoành nằm giữa ngực và bụng bị đẩy lên cao...).</p> <p><img alt="" src="" /></p> <p>Nguy cơ nhiễm khuẩn đối với người có thai không phải chỉ ở mẹ mà thai nhi trong dạ con cũng có thể bị lây nhiễm do các mầm bệnh hoặc các độc tố của vi khuẩn từ máu mẹ vào thai qua bánh rau hoặc trực tiếp qua đường âm đạo, cổ dạ con từ dưới đi lên xâm nhập buồng ối. Do đó khi bà mẹ có thai, nếu bị mắc bệnh do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng đều có thể nặng hơn so với mắc bệnh ngoài thời kỳ thai nghén. Nếu bệnh đã có tỷ lệ tử vong cao ở người bình thường, thì ở người có thai và sinh đẻ, tử lệ tử vong còn cao hơn nữa. Khi bị nhiễm khuẩn, tình trạng sốt, mệt mỏi kéo dài, ăn uống kém sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các loại virut, vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh ở mẹ, tùy từng loại mầm bệnh mà thai có thể bị nhiễm ở các thời kỳ khác nhau:</p> <p>Đối với hầu hết các virut, do kích thước của các mầm bệnh rất nhỏ nên khi mẹ bị nhiễm thì các virut đó thường qua được rau để sang thai nhi ở bất kỳ tuổi thai nào. Nếu thai còn quá nhỏ (dưới 12 tuần, trong giai đoạn phôi đang hình thành các bộ phận của cơ thể) thì một số virut có thể gây dị tật cho thai nhi. Chính vì vậy người ta khuyên các bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, nếu mắc bệnh cúm thì không nên giữ thai.</p> <p>Với các loại vi khuẩn, người ta thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể xâm nhập thai vì còn phụ thuộc vào tuổi thai, cấu trúc của rau thai. Thông thường khi tuổi thai còn ít tuần, cấu trúc của các gai rau còn dày đặc thì hầu hết các loại vi khuẩn không đi qua được. Khi tuổi thai lớn đến gần ngày đẻ thì nhiều loại vi khuẩn có thể qua được rau để vào thai nhi do cấu trúc của gai rau thai đã mỏng đi. Chẳng hạn, khi người mẹ bị bệnh giang mai, xoắn khuẩn gây bệnh này chỉ có thể xâm nhập vào thai từ tháng thứ 5 trở đi. Vì thế nếu người mẹ đang điều trị khỏi giang mai trước khi thai đầy 4 tháng thì nhiều khả năng con không bị mắc giang mai bẩm sinh. Tuy nhiên, các độc tố của các loại vi khuẩn tiết ra trong cơ thể mẹ cũng có thể theo máu mẹ qua rau thai vào thai, gây nguy hiểm cho thai.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Với các loại ký sinh trùng (giun, sán), nếu người mẹ bị nhiễm, việc chuyển mầm bệnh sang cho con có khó khăn hơn so với các loại virut và vi khuẩn. Tuy vậy, người ta cũng thấy rằng ký sinh trùng sốt rét có thể truyền từ mẹ sang thai khi bà mẹ đang bị bệnh sốt rét mà sinh con. Tùy tình trạng nhiễm bệnh của mẹ mà thai nhi có thể mắc bệnh, có thể bị dị tật, có thể chết lưu. Nếu không thì thai cũng bị suy dinh dưỡng, không phát triển bình thường.</p> <p>Sau khi đẻ, cơ thể người mẹ vẫn trong tình trạng dễ mắc bệnh như khi đang có thai. Ngoài ra, bà mẹ rất dễ bị nhiễm khuẩn bắt nguồn từ đường sinh dục, được gọi là nhiễm khuẩn sau đẻ (hay nhiễm khuẩn hậu sản). Nhiễm khuẩn sau đẻ có thể là nhiễm khuẩn tại chỗ ở âm hộ, âm đạo do các sang chấn khi đẻ tạo nên, có thể bị nặng hơn nếu bị nhiễm khuẩn ở dạ con. Vết bong ra trong dạ con được coi như một vết thương hở rất lớn trên cơ thể, lại không băng bó được như các vết thương ngoài da. Ở đó lúc này lại có máu và dịch là môi trường rất thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Hơn nữa vùng sinh dục lại ở vị trí dễ bị ô nhiễm (phân, nước tiểu bài tiết ngay cạnh). Vì thế, ở bà mẹ sau đẻ chỉ cần lơ là, mất cảnh giác một chút trong việc giữ gìn vệ sinh là có thể bị nhiễm khuẩn sau đẻ. Điều nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn đó không chỉ lưu trú ở bên trong dạ con mà có xu hướng lan rộng ra toàn bộ dạ con, vòi trứng, buồng trứng, lan vào ổ bụng gây viêm phúc mạc (màng bụng), lan vào máu gây viêm tắc tĩnh mạch và nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong cho bà mẹ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.</p> <p><strong>Đề phòng ra sao?</strong></p> <p>Bà mẹ khi có thai và sinh đẻ hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm trên bằng các biện pháp sau:</p> <p>- Thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn mặc, chỗ ở. Ngoài việc giữ vệ sinh chung, phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày.</p> <p>- Hạn chế tiếp xúc ở nơi đông người, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hoặc có độ nóng, ẩm cao... Nếu trong gia đình có người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc có người bị sốt vì bất cứ nguyên nhân nào cũng cần tránh không cho bà mẹ phải tiếp xúc trực tiếp với họ. Tốt nhất là cách ly người có bệnh hoặc cách ly bà mẹ có thai hoặc mới đẻ hay đang nuôi con nhỏ không cho tiếp xúc với người đó.</p> <p>- Khi có thai, bà mẹ phải đi khám thai định kỳ đều đặn. Nếu thấy bị sốt hoặc có bất thường nào trong cơ thể cũng cần đi khám ngay để được phát hiện sớm, nhất là khi địa phương đang có dịch. Bà mẹ được tiêm phòng uốn ván đủ hai mũi khi có thai và phải được uống thuốc phòng sốt rét nếu không trong vùng có bệnh sốt rét lưu hành.</p> <p>- Khi đẻ, cần đến đẻ tại các cơ sở y tế để được bảo đảm vô khuẩn khi chuyển dạ, khi đẻ và các chăm sóc sau đẻ.</p> <p>- Sau khi đẻ xong vẫn cần thực hiện các điều kiện vệ sinh đối với phụ nữ và trong việc chăm sóc nuôi con. Có điều gì chưa rõ, nên trao đổi với thầy thuốc hoặc nữ hộ sinh để nhận được những lời khuyên đúng.</p> <p><strong>BS. Trần Đức</strong></p> <p>(<i>BS. Trần Đức</i>)</p> <!--<script src="http://suckhoedoisong.vn//d1.hadarone.com/ads-sync.js?placement=1133"></script> --> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vì sao phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ bị ốm?
Mỗi chúng ta, ai chẳng có một lần ốm. Ốm có thể là nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau răng... và những nhiễm khuẩn khác. Nhưng người phụ nữ mang thai và sinh đẻ lại càng dễ ốm, đặc biệt dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Công dụng bất ngờ của lá khế, nhiều người chưa biết
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây khế có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, hoa. Người ta sử dụng lá khế tươi hoặc sấy khô, vỏ thân cây và rễ sao vàng dùng làm thuốc.
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Loại rau "rẻ bèo" giúp giảm cholesterol xấu, bán đầy chợ Việt
Lá rau đay giàu đồng nên có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol có lợi. Ngoài ra, Ăn rau đay thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa các tình trạng da kém, mụn trứng cá,...
5 thực phẩm rẻ tiền, bán đầy chợ Việt là "khắc tinh" của ung thư
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số loại thực phẩm quen thuộc, rẻ tiền và dễ tìm thấy tại các chợ Việt Nam lại hoàn toàn có thể giúp chúng ta chủ động phòng tránh bệnh ung thư.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Thủng hồi tràng do... thói quen ngậm tăm sau ăn
Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.
Tiêu sợi huyết "giờ vàng", cứu bệnh nhân đột quỵ não cấp liệt nửa người
Đột quỵ nhồi máu não là căn bệnh cấp tính nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng có thể gây di chứng thần kinh kéo dài, thậm chí tử vong.
Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá đu đủ chứa vô vàn lợi ích sức khỏe
Nhắc đến lợi ích của lá đu đủ chắc không phải ai cũng biết. Lá đu đủ có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời là dược liệu giúp phòng và trị nhiều bệnh khá hiệu quả.
Địa chỉ vàng: Các bệnh viện điều trị tuyến giáp uy tín tại Hà Nội
Hiện tại, nhiều người lạm dụng mổ u tuyến giáp mà không lường trước những tác hại của nó. Với ung thư tuyến giáp bắt buộc phải mổ, các trường hợp bướu giáp đơn thuần nên điều trị nội khoa theo dõi.