<p>Bạn từng nghe về siêu âm, chụp Xquang, chụp cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), và y học hạt nhân. Nhóm có tia xạ bao gồm Xquang, cắt lớp điện toán, y học hạt nhân. Còn lại thuộc nhóm không dùng tia xạ.</p> <p>Câu hỏi dễ dàng bật ra: Phương pháp nào tốt nhất? Xin thưa: Không có tốt nhất. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng, có giá trị riêng, có chỉ định riêng và chỉ có bác sĩ mới biết rõ. Tùy điều kiện, khả năng của cơ sở y tế, tình trạng bệnh nhân..., bác sĩ sẽ chọn cho bạn phương pháp thích hợp nhất có thể để chẩn đoán bệnh hay điều trị bệnh.</p> <h2><strong>Siêu âm</strong></h2> <p>Cho đến nay, chưa có báo cáo nào ghi nhận siêu âm gây hại cho thai nhi hay ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai. Dù vậy, vẫn chỉ nên thực hiện đúng chỉ định khi thực sự cần thiết. Bạn cũng cần nhớ, y học là ngành học luôn thay đổi và cập nhật. Không ai dám cam đoan 10 - 20 năm sau người ta vẫn khẳng định “siêu âm an toàn tuyệt đối cho thai và cho con người nói chung”.</p> <p><img alt="Khi mang thai và cho con bú, “chụp, chiếu” có an toàn?" src="https://khds.1cdn.vn/2019/01/27/sieu_am_thai.jpg" title="Khi mang thai và cho con bú, “chụp, chiếu” có an toàn?" /></p> <p><em>Chưa có báo cáo nào ghi nhận siêu âm gây hại cho thai nhi hay ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.</em></p> <p><strong>Cộng hưởng từ (MRI)</strong></p> <p>MRI không sử dụng tia xạ nên không có chống chỉ định trên phụ nữ mang thai và cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng gây hại đến thai dù có vài giả thuyết có thể gây dị tật. Vấn đề quan tâm là sử dụng chất cản từ trong MRI. Để tăng chất lượng hình ảnh chẩn đoán, bác sĩ sẽ cho tiêm thuốc cản từ, ví dụ gadolinium.</p> <p>Gadolinium là chất tan trong nước, có thể qua nhau thai vào tuần hoàn thai và dịch ối. Gadolinium tự do lại là chất độc. Nguy cơ và mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc của thai nhi với gadolinium trong dịch ối.</p> <p>Tuy nhiên, một số thống kê nhỏ lại cho thấy nguy cơ ảnh hưởng thai nhi không gia tăng khi có sử dụng gadolinium trong 3 tháng đầu thai kỳ. Với những chứng cứ hiện có, các nhà y khoa chỉ có thể khuyến cáo rằng: hạn chế chỉ định nếu lợi ích không nhiều hơn nguy cơ.</p> <p>Đối với phụ nữ cho con bú, sau 24 giờ, không quá 0,04% liều gadolinium được dùng qua sữa (còn em bé hấp thụ không quá 1% của lượng này), do đó vẫn có thể cho con bú.</p> <h2><strong>Các phương pháp có tia xạ</strong></h2> <p>Với chụp Xquang, các nghiên cứu hiện nay cho thấy tia X không làm tăng nguy cơ sẩy thai với liều tia xạ dưới 5 rad (đơn vị đo lường). Đối với sự phát triển của thai, ngay cả liều 10-20rad, nguy cơ dị tật thai cũng không tăng đáng kể. Thai có thể phát triển chậm nếu chụp Xquang trong giai đoạn sớm, nhưng ở liều đến 50rad.</p> <p>Với nguy cơ bé ung thư: nếu chụp Xquang giai đoạn sớm, liều tia xạ trên 5rad thì nguy cơ này tăng 0,3-1% (nhắc lại là nguy cơ này cũng tồn tại sẵn 0,3% dù mẹ có tiếp xúc tia xạ trong khi mang thai hay không - số liệu của CDC). Tuy nhiên, cần lưu ý, tia X có tác động khác nhau ở mỗi giai đoạn thai kỳ.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>2 tuần đầu thai kỳ: Nguy cơ sẩy thai khi liều tia xạ trên 5rad.</p> <p>Tuần thứ 3 đến tuần thứ 8: Nguy cơ ảnh hưởng thai khi liều tia xạ từ 20-30rad.</p> <p>Sau tuần thứ 20: Thai nhi phát triển khá hoàn chỉnh và nguy cơ sẩy thai không tăng khi chụp Xquang.</p> <p>Với chụp cắt lớp điện toán và y học hạt nhân, giai đoạn thai kỳ và liều có thể gây hại cho thai là:</p> <p>Trước khi làm tổ (0-2 tuần sau thụ tinh): Nguy cơ chết phôi hay không thụ tinh - liều ngưỡng ước đoán 50-100mGY.</p> <p>Giai đoạn biệt hóa cơ quan (2-8 tuần sau thụ tinh): Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh trên xương, mắt, giới tính - liều ngưỡng ước đoán là 200mGY; chậm tăng trưởng - liều 200-250mGY.</p> <p>Thai 8-15 tuần: Nguy cơ chậm phát triển tâm thần với liều 60-310mGY. Nguy cơ gây tật đầu nhỏ: 200 mGY.</p> <p>Thai 16-25 tuần: Nguy cơ chậm phát triển tâm thần với liều 250-280mGY.</p> <p>Với phụ nữ cho con bú, trong chụp cắt lớp điện toán, trước đây có khuyến cáo không cho con bú khi được tiêm chất cản quang. Tuy nhiên, hiện nay lại cho phép tiếp tục cho con bú vì lượng iod hấp thu vào đường tiêu hóa em bé rất thấp.</p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Khi mang thai và cho con bú, “chụp, chiếu” có an toàn?
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ rất nhiều cho việc khám và chữa bệnh. Nhưng điều mà các bà mẹ mang thai và cho con bú quan tâm lại là những ảnh hưởng có thể xảy ra cho em bé.
Theo suckhoedoisong.vn
Thả cá chép đúng cách trong lễ cúng ông Công ông Táo
Hoài Nhơn (Bình Định): Nguy hại từ hiện tượng “rò rỉ” nước thải ra môi trường
Khả năng cảnh báo, dự báo sớm rét đậm, rét hại
Triệt phá đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia
Đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia: Khởi tố 5 đối tượng
Hẹp van hai lá ở phụ nữ mang thai
Đừng dùng dây sạc, tai nghe, cáp điện thoại giá rẻ
Lợn thông minh hơn chúng ta tưởng
Có nên sử dụng mỹ phẩm khi đang mang thai?
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Công dụng bất ngờ của lá khế, nhiều người chưa biết
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây khế có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, hoa. Người ta sử dụng lá khế tươi hoặc sấy khô, vỏ thân cây và rễ sao vàng dùng làm thuốc.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.
6 lợi ích tuyệt vời của việc uống nước ấm mỗi ngày
Uống một cốc nước ấm mỗi ngày là thói quen đơn giản, nhưng chứa đầy những lợi ích giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn.
Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng nhờ làm 1 điều
Phát hiện sớm ung thư đại tràng và điều trị kịp thời là 2 yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, khi cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn không nên lơ là, chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt.