<p>Mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên, chị em luôn có những băn khoăn: Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai? Những thay đổi nào là bình thường hay bất thường? Bà mẹ cần tăng cân thế nào là tốt? Sau đây là những thay đổi khi mang thai bạn nên biết để quá trình mang thai và sinh nở được mẹ khỏe con khỏe.</p> <h2><strong>Những thay đổi ở 3 tháng đầu</strong></h2> <p>Từ tuần 0-14, bao gồm các giai đoạn trước của phôi thai cho đến thời điểm trước 14 tuần. Ban đầu, nhiều bà bầu thậm chí không cảm thấy có sự thay đổi gì so với thời điểm chưa mang thai, nhưng hầu hết bắt đầu tác động trên vú, thấy tăng sự phát triển vú có thể gây ra đau vú tạm thời. Và mọi người đều có cảm giác buồn nôn và nôn, mệt mỏi (gọi nghén) và tăng cân cũng rất phổ biến.</p> <p>Mặc dù trong 3 tháng đầu thai kỳ do bị nghén có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân nhưng nhìn chung vẫn tăng được khoảng từ 1- 2kg. Còn thai nhi phải trải qua giai đoạn tăng trưởng phức tạp và quan trọng nhất trong thời gian 3 tháng đầu.</p> <p>Trứng thụ tinh phân chia nhiều lần và kết quả là từ 1 tế bào hợp tử phát triển và tổ chức thành phôi thai và nhau thai. Thời điểm thai tuần 12, tất cả các cấu trúc bên ngoài và cơ quan nội tạng đã được hình thành, thai nhi bắt đầu di chuyển tự do trong túi ối.</p> <h2><strong>Thời điểm dễ chịu nhất của thai kỳ</strong></h2> <p>Từ tuần 13-26 thường là thời điểm tốt nhất của mang thai. Trong thời gian này người mẹ đầu tiên nhận thấy sự chuyển động của thai nhi, nói chung là trong khoảng thời gian giữa 16-20 tuần.</p> <p>Trong suốt thời kỳ phôi thai và sau này, thai nhi đã có những cử động, tuy nhiên các cử động là tương đối yếu, vì vậy, các cử động của thai nhi đập vào thành tử cung với lực không đủ để thông báo cho mẹ trong thời điểm thai nhi còn nhỏ. Các hệ cơ quan và cơ quan quan trọng của thai nhi tiếp tục phát triển trong suốt thai 3 tháng giữa.</p> <p>Sự phát triển của cơ quan sinh dục bên ngoài được hoàn thành và giới tính của em bé thường có thể quan sát rõ ràng được. Ở bé gái, buồng trứng của thai nhi phát triển đáng kể. Đáng chú ý, tất cả các trứng của buồng trứng được hình thành đầy đủ ở tháng thứ năm của thai kỳ! Sau khi thành lập, trứng ở vào trạng thái nghỉ ngơi, trong đó chúng sẽ vẫn còn cho đến tuổi dậy thì. Trong 3 tháng giữa này bà mẹ tăng khoảng 4-5kg.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <h2><strong>...Và giai đoạn nhiều khó chịu nhất, cần đi khám nhiều nhất</strong></h2> <p>Từ tuần 27-40 tuần, thai kỳ mang đến nhiều khó chịu nhất cho thai phụ với các triệu chứng có thể gặp như: nóng rát thượng vị, táo bón, trĩ, giãn tĩnh mạch chi dưới, mất ngủ và nặng tức bụng dưới. Nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng khó chịu này do thai nhi lớn nhanh trong bụng mẹ.</p> <p>Cùng với đó thai nhi cử động trong bụng mẹ, các bà mẹ luôn cảm thấy em bé như đang chơi đùa trong bụng mình. Bạn nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong thời gian này (tuần/lần). Thăm khám thường xuyên sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi kỹ lưỡng hơn để phát hiện các bất thường bệnh lý như: tiền sản giật, dọa sinh non, đái tháo đường thai kỳ, đa ối hay thiểu ối...</p> <p>Càng gần cuối thai kỳ càng tăng cảm giác hồi hộp và lo lắng có thể mất ngủ... Bạn có thể phát hiện thấy dạ con có các cơn co - chúng là các cơn co sinh lý, không đáng ngại khác với các cơn co chuyển dạ: thứ nhất, là cơn co yếu với thời gian co ngắn không gây đau bụng, thứ hai là các cơn co này không tăng thêm về tần số và cường độ và chúng sẽ biến mất.</p> <p>Các cơn co sinh lý này được coi như sự chuẩn bị của tử cung cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Phần lớn các em bé được sinh ra giữa 38 và 42 tuần. Trong thời gian này nếu bạn thấy cơn co tử cung mau hơn hoặc ra chất nhày hồng âm đạo thì đó là dấu hiệu chuyển dạ. Lúc đó, bạn có thể khăn gói vào viện để sinh bé.</p> <h2><strong>Mức tăng cân cần thiết khi mang thai</strong></h2> <p>Đối với thai phụ sự tăng cân của các bộ phận trong cơ thể như sau: Trẻ: 3.300g; bánh rau: 700g; nước ối: 900g; tuyến vú: 500g; trọng lượng tử cung: 900g; thể tích máu: 1.300g; mỡ cơ thể: 2.300g; mô và dịch cơ thể : 1.800g - 3.200g. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1-2kg, ba tháng giữa tăng 4-5kg, ba tháng cuối tăng 5-6kg.</p> <p>Tuy nhiên, tăng cân trong khi mang thai phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có thai kỳ nào giống thai kỳ nào, cũng không có người phụ nữ nào giống nhau hoàn toàn. Thai phụ có cân nặng trung bình trước khi mang thai thì nên tăng khoảng 12 - 15kg. Thai phụ gầy (ít cân) trước khi mang thai nên tăng 13 - 18kg. Trường hợp thai phụ thừa cân (béo) trước khi mang thai, nên tăng khoảng 8 - 12kg. Nếu thai phụ mang song thai thì nên tăng 18 - 21kg.</p> <p><strong>Lời khuyên của thầy thuốc</strong></p> <p>Để quá trình mang thai được khỏe mạnh, em bé sinh ra không bị dị tật thì trước khi mang thai chị em nên khám sức khỏe và tiêm phòng các bệnh như cúm, Rubela, viêm gan virut... (nếu chưa tiêm hoặc chưa mắc bao giờ).</p> <div>Khi đã mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tốt, vệ sinh thân thể và vệ sinh tình dục tránh bệnh viêm nhiễm sinh dục. Tháng cuối cần chú ý không sinh hoạt tình dục để tránh vỡ ối sớm. Cuối cùng cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản khoa khám, theo dõi thai định kỳ.</div> <!--<script src="http://suckhoedoisong.vn//d1.hadarone.com/ads-sync.js?placement=1133"></script> --> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thay đổi bình thường và bất thường khi mang thai
Mang thai và sinh đẻ là thiên chức của người phụ nữ, tuy nhiên, chị em luôn có những băn khoăn: Cơ thể thay đổi như thế nào khi mang thai?
Theo suckhoedoisong.vn
Vợ không thể mang bầu do phá thai nhiều lần
Có nên dùng dầu ôliu dưỡng da khi mang bầu?
Có nên sử dụng mỹ phẩm khi đang mang thai?
Hẹp van hai lá ở phụ nữ mang thai
Đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia: Khởi tố 5 đối tượng
Triệt phá đường dây mang thai hộ xuyên quốc gia
Khi mang thai và cho con bú, “chụp, chiếu” có an toàn?
5 lưu ý giúp phụ nữ mang bầu an toàn khi lái xe
Nên siêu âm mấy lần khi mang thai?
Chân xuất hiện 6 dấu hiệu bất thường này, coi chừng thận đang “kêu cứu”
Bác sĩ chỉ rõ vai trò của Peptid C trong bệnh tiểu đường
Tự cưa xẻ gỗ tại nhà, cụ ông 71 tuổi bị cắt đứt rời cẳng chân
Bé gái 11 tháng tuổi bị sốc mất nước, nguy kịch do... tiêu chảy cấp
Cắt bỏ khối bướu tuyến giáp bị "bỏ quên" 40 năm cho cụ bà 81 tuổi
Công dụng bất ngờ của lá khế, nhiều người chưa biết
Ngoài quả, các bộ phận khác của cây khế có thể dùng để chữa bệnh như lá, thân, rễ, hoa. Người ta sử dụng lá khế tươi hoặc sấy khô, vỏ thân cây và rễ sao vàng dùng làm thuốc.
Mới 34 tuổi đã bị ung thư “gõ cửa” tới hai lần
Một người bị mắc 2 loại ung thư cùng lúc có thể xảy ra. Xác suất cao hơn nếu một trong hai là dạng ung thư phổ biến. Có những người mắc 2 loại ung thư không phải do di truyền hay di căn...
Các biến chứng nguy hiểm người bị mỡ máu cao cần chú ý
80% người bị đột quỵ, gan nhiễm mỡ đều bắt nguồn từ mỡ máu cao. Các biến chứng nguy hiểm của người bị mỡ máu cao cần chú ý.
Người phụ nữ 53 tuổi sốc phản vệ sau khi uống thuốc
Sốc phản vệ thường xảy ra bất ngờ và có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nặng nhanh và có thể tử vong nên cần biết cách xử lý kịp thời.
Lọc máu liên tục, cứu bệnh nhân viêm tụy cấp do máu trắng như mỡ
Viêm tụy cấp do tăng mỡ máu thường nặng hơn và đe dọa tính mạng bệnh nhân hơn so với các nguyên nhân khác. Lọc máu liên tục là phương pháp mới hạn chế được nhược điểm của phương pháp thay huyết tương.
Cô gái 28 tuổi bất ngờ phát hiện mắc lao phổi, chuyên gia cảnh báo gì?
Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên thế giới. Bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Giải phóng hơn 100 con giun trong ruột bé trai 2 tuổi
Trẻ khi bị giun đũa ký sinh sẽ bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đang dọn vườn, người đàn ông bị cành cây đâm xuyên góc hàm vào tận cổ
Trong lúc dọn vườn, người đàn ông 65 tuổi bị trượt chân ngã vào gốc cây cảnh và 1 cành cây đâm vào vùng góc hàm vào tận cổ với kích thước dài khoảng 5 cm.
Đi ngoài liên tục, sút cân… đi khám bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng rất nguy hiểm, nằm trong top 10 bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng thứ 4 trong danh sách nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chỉ sau ung thư phổi, dạ dày và gan.
6 lợi ích tuyệt vời của việc uống nước ấm mỗi ngày
Uống một cốc nước ấm mỗi ngày là thói quen đơn giản, nhưng chứa đầy những lợi ích giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và tinh thần của bạn.
Người đàn ông bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng nhờ làm 1 điều
Phát hiện sớm ung thư đại tràng và điều trị kịp thời là 2 yếu tố quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, khi cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn không nên lơ là, chủ quan mà nên đi khám càng sớm càng tốt.