Vì sao giun đất bị đứt đoạn lại "tái sinh" được?

Giun đất có một bản lĩnh đặc biệt là sau khi bị cắt đôi, nó không những không chết mà lại trở thành 2 con giun đất mới.

Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida.

Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Giun đất còn là thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Giun đất có một khả năng đặc biệt, nếu như chúng bị đứt thành 2 đoạn, chúng không những không chết đi mà qua vài ngày chúng sẽ biến thành nhiều con hoàn hảo theo số đoạn bị đứt.

Nguyên nhân là do khi bị đứt thành nhiều đoạn, phần cơ thịt ở chỗ bị đứt ngay lập tức vừa co lại vừa hình thành các tế bào mới nối liền vết thương, một bộ phận tế bào chưa phân hóa trong cơ thể nhanh chóng đi tới "tăng viện", cùng với tế bào mới hình thành mầm tái sinh.

Vì sao giun đất bị đứt đoạn lại "tái sinh" được?

Vì sao giun đất bị đứt đoạn lại "tái sinh" được?

Đồng thời, các tổ chức tế bào trong khí quản nội tạng hệ thống thần kinh và các mạch máu trong cơ thể giun, thông qua sự sinh sôi chia tách với số lượng lớn nhanh chóng lớn trong mầm tái sinh. Không bao lâu sau, đoạn thiếu đầu mọc lên một đầu mới, đoạn thiếu đuôi mọc lên một đuôi mới, một con giun đất đã biến thành nhiều con giun đất hoàn chỉnh theo số lượng bị đứt.

Trường hợp giun đất bị đứt biến thành nhiều con giun hoàn chỉnh được gọi là "tái sinh", ngoài giun còn có loài đỉa cũng tái sinh như vậy. Động vật ở mức càng thấp thì khả năng tái sinh càng lớn.

Theo Đời sống
Về Yên Bái trải nghiệm lễ hội hoa Tớ dày

Về Yên Bái trải nghiệm lễ hội hoa Tớ dày

Nếu đã từng say đắm “mùa vàng” trên Mù Cang Chải vào thu, thì thật đáng tiếc nếu du khách bỏ qua những sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ dày lẩn khuất trong mây khi đến với vùng cao Yên Bái những ngày cuối năm…
back to top