"Người rắn" hé lộ nền văn minh 7.500 năm trước

Trong cuộc khai quật tại một địa điểm ở sa mạc Al-Subiyah thuộc Tây Á, các chuyên gia Kuwait và Ba Lan đã phát hiện dấu tích của một nền văn minh còn nhiều bí ẩn. Đó là một chiếc đầu đất sét "lạ" thuộc về "người rắn”.

Giải mã hiện vật cổ xưa

Các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu vết của một nền văn minh bí ẩn tồn tại ở sa mạc Al-Subiyah, miền Bắc Kuwait vào khoảng năm 5500 trước Công nguyên đến năm 4900 trước Công nguyên. Trong đó, chiếc đầu đất sét được họ gọi là "người rắn".

Sở dĩ các chuyên gia gọi chiếc đầu đất sét đó là "người rắn" xuất phát từ việc hiện vật này có hộp sọ dài, mũi tẹt, không có miệng và đôi mắt hẹp, nheo lại.

Chiếc đầu đất sét khá giống hình tượng "người rắn" trong văn hóa Ubaid. Vì vậy, giới chuyên gia đã dành nhiều thời gian nghiên cứu giải mã hiện vật cổ xưa này.

Theo nhóm nghiên cứu, việc phát hiện "người rắn" là một khám phá độc đáo tại địa điểm Bahra 1. Đây cũng là bằng chứng quan trọng về ảnh hưởng của các tập tục và tín ngưỡng của nền văn minh Ubaid trên khắp Tây Á.

“Sự hiện diện của chiếc đầu đất sét đặt ra những câu hỏi thú vị về mục đích, giá trị biểu tượng hay giá trị nghi lễ mà nó mang lại đối với người thời xưa", nhà khảo cổ học Piotr Bieliński cho hay.

"Đầu rắn" của người Ubaid được tìm thấy ở Bahra 1. Ảnh: Adam Oleksiak/CAŚ UW.

"Đầu rắn" của người Ubaid được tìm thấy ở Bahra 1. Ảnh: Adam Oleksiak/CAŚ UW.

Đặt nền móng cho nhiều nền văn hóa

Ngoài các khuôn mặt người rắn, các nghệ nhân Ubaid cũng thường tạo những hình tượng phụ nữ thon thả lạ thường, có đầu chim hoặc thằn lằn.

Rất lâu trước khi người Sumer thành lập nên một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, người Ubaid đã đặt nền móng cho nhiều nền văn hóa.

Bằng chứng về nền văn hóa Ubaid đã được tìm thấy trong các mạng lưới thương mại, hệ thống thủy lợi, thậm chí cả các đền thờ tại các vùng đất ngày nay thuộc Iraq và Kuwait ngày nay. Phong cách đồ gốm độc đáo của người Ubaid giúp phân biệt họ với các nền hóa khác.

Từ năm 2009, địa điểm đầu thời kỳ Ubaid được gọi là Bahra 1 đã thu hút sự chú ý của giới khảo cổ bởi nơi đây có những đặc điểm độc đáo, bao gồm một cấu trúc được mô tả là "tòa nhà thờ cúng" và bố cục kiến ​​trúc không ngờ so với độ tuổi của nó.

Việc tìm thấy những món đồ gốm và đồ thủ công của người Ubaid cho thấy chúng thường được tạo nên bởi các loại thực vật khô nhúng trong đất sét. Không chỉ giải mã mạng lưới văn hóa Ubaid, các nhà nghiên cứu còn tìm hiểu thông tin về hệ sinh thái khu vực hơn 7 thiên niên kỷ trước.

Nhà khảo cổ thực vật học Roman Hovsepyan từ Viện Khảo cổ và dân tộc học NAS RA (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết những phân tích ban đầu cho thấy dấu vết của thực vật trong đất sét, đặc biệt là sậy, trong đồ gốm sản xuất tại địa phương. Trong khi đó, tàn tích của thực vật được trồng trọt, bao gồm ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì.

Theo Đời sống
Về Yên Bái trải nghiệm lễ hội hoa Tớ dày

Về Yên Bái trải nghiệm lễ hội hoa Tớ dày

Nếu đã từng say đắm “mùa vàng” trên Mù Cang Chải vào thu, thì thật đáng tiếc nếu du khách bỏ qua những sắc hồng rực rỡ của hoa Tớ dày lẩn khuất trong mây khi đến với vùng cao Yên Bái những ngày cuối năm…
back to top