Vì sao da nổi mụn khi đến kỳ "đèn đỏ"?

Lượng hormone thường tăng vọt trước kỳ kinh nguyệt, kích thích tuyến dầu sản sinh nhiều dầu hơn, gây bít lỗ chân lông, vì thế khiến mụn mọc lên.

Theo chuyên gia da liễu, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, những thay đổi của các hormone như progesterone, estrogen và testosterone có thể tác động đến sức khỏe của làn da.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 – 32 ngày. Trong nửa chu kỳ đầu, nội tiết tố chủ yếu là estrogen. Trong nửa chu kỳ sau, nội tiết tố chủ yếu là progesterone. Progesterone tăng cao chính là nguyên nhân gây nổi mụn vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt, bởi: Progesterone tăng kích thích tuyến bã nhờn, làm da bạn dầu hơn. Làn da dầu là điều kiện thích hợp để những vi khuẩn gây mụn sinh sôi, phát triển.

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào? Ảnh minh họa

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến làn da của bạn như thế nào? Ảnh minh họa

Khi bước vào kỳ hành kinh, cả 2 nội tiết nữ sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Trong khi đó lượng testosterone trong cơ thể vẫn luôn giữ ổn định. Điều này có nghĩa là: Trong suốt khoảng thời gian trước và trong kỳ đèn đỏ, lượng testosterone luôn ở mức cao hơn so với các nội tiết nữ. Testosterone làm da tăng tiết dầu, gây tắc lỗ chân lông, từ đó tạo thành nhân mụn.

Sau chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng mụn cũng sẽ giảm bớt. Nhưng nếu không biết cách chăm sóc da và ngăn ngừa mụn trong ngày đèn đỏ, mụn có thể sẽ kéo dài, lây sang những vùng da khác và để lại sẹo mụn.

Cần lưu ý gì khi chăm sóc da trong những ngày "đèn đỏ"?

Cấp nước cho làn da

Da dễ bị mất nước, khô, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên của chu kỳ, khi nồng độ hormone progesterone, estrogen thấp. Do đó, để cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da, hãy sử dụng serum dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm trong chu trình chăm sóc da ban ngày và ban đêm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cùng với đó, uống nhiều nước cũng là biện pháp chăm sóc da từ bên trong, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa tình trạng mụn hay da tiết dầu do thiếu nước. Thay vì uống nước lạnh, bạn nên dùng nước ấm sẽ tốt hơn cho cơ thể trong những ngày đèn đỏ.

Tẩy trang, rửa mặt nhẹ nhàng

Da dễ bị tổn thương trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nên lựa chọn các sản phẩm tẩy trang và rửa mặt nhẹ nhàng không làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Bạn hãy rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, để ngăn chặn vi khuẩn giúp chăm sóc da hiệu quả.

Xử lý mụn

Thời điểm trước khi có kinh nguyệt là lúc lượng hormone progesterone tăng cao có thể gây nổi mụn. Mụn trứng cá thường xuất hiện quanh cằm, vùng xương hàm khiến chị em thiếu tự tin. Nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu. Tuyệt đối không tự ý nặn mụn hay sờ tay lên mặt khiến mụn lây lan và có thể hình thành mụn bọc, mụn viêm.

Bổ sung chất chống oxy hóa chăm sóc da

Chất chống oxy hóa như vitamin C đóng vai trò quan trọng giúp làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy cơ thể sản sinh collagen tự nhiên. Nhờ vậy mà da săn chắc, đàn hồi hơn, cải thiện các vấn đề trên da. Khi mới bắt đầu sử dụng vitamin C chăm sóc da, nên lựa chọn sản phẩm có nồng độ thấp và dùng cách ngày. Có thể từ từ điều chỉnh tần suất và nồng độ vitamin C khi làn da đã thích nghi với hoạt chất này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

‏‏Vitamin C có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn ánh sáng mặt trời, do đó nên đảm bảo thoa kem chống nắng đều đặn khi ra ngoài để bảo vệ da, hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường.

Theo Đời sống
Tập căng cơ giúp giảm đau xương khớp mùa lạnh

Tập căng cơ giúp giảm đau xương khớp mùa lạnh

Khi thời tiết lạnh, bệnh lý cơ xương khớp thường tiến triển nặng hơn. Lý do là bệnh nhân ít vận động cùng với việc thời tiết lạnh gây ra hiện tượng co cơ, dịch khớp đặc quánh lại... Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Mất ngủ coi chừng bệnh lý tuyến giáp

Mất ngủ coi chừng bệnh lý tuyến giáp

Giấc ngủ và tuyến giáp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến giấc ngủ thông qua đồng hồ sinh học (nhịp sinh học). Rối loạn giấc ngủ sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý tuyến giáp.
back to top