Cụ thể, Điều 30 Nghị định này quy định, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: Từ 1 - 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; từ 3 - 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; từ 5 - 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi sẽ bị phạt tối đa đến 20 triệu đồng. |
Đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng; vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; từ 5 - 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; từ 7 - 10 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Đáng chú ý, mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, còn đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi sẽ bị phạt tối đa đến 20 triệu đồng.
Mặt khác, Nghị định cũng quy định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ. Cụ thể, phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
Ngoài ra, còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên.