Vết thương tụ máu, chườm lạnh tốt nhất

Trong sinh hoạt thể dục thể thao, có thể xảy ra các chấn thương ở cơ, gân và dây chằng. Do mức độ tổn thương nhẹ nên bệnh nhân có thể tự chăm sóc vết thương tại nhà. Nếu là vết thương phần mềm, không hở, bị bầm tím, đọng máu (bong gân) thì chườm lạnh, để phòng ngừa biến chứng, không gây tụ máu hay chảy máu.

Chườm lạnh tốt cho vết thương tụ máu

Khi bị chấn thương, người bệnh tuyệt đối không được vận động, không xoa bóp mạnh vào vết thương mà phải cố định vết thương để giảm đau tránh phù nề. Dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10-15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày. Có thể chườm lạnh trong 1-3 ngày đầu sau khi bị thương. Không nên chườm một lần quá lâu hoặc chườm lạnh trực tiếp vì da sẽ bị bỏng.

Nếu vết thương bị chảy máu, loét da không được sử dụng các biện pháp dân gian như đắp lá, bôi các loại dầu, mỡ, tránh nguy cơ nhiễm trùng mà nên cố định vết thương, rửa sạch bằng nước muối loãng rồi băng ép, cố định.

Mục đích là làm giảm chảy máu, sưng bầm và đau nhức. Dùng băng thun quấn ép dưới vùng tổn thương, những vòng đầu phải quấn chặt, sau đó lỏng dần. Nếu là chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu mà hoạt động vẫn còn khó khăn, bệnh nhân nên đến khám ở các bệnh việc chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.

BS Ngô Quang Thái, nguyên cán bộ BV Đa khoa Thanh Nhàn

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top