Teo cơ là một quá trình kéo dài, nên có thể người bệnh không hề cảm nhận được những dấu hiệu báo động khi nó bắt đầu. Đến khi nhận ra, đôi khi mọi thứ đã quá muộn. Nếu bạn đã ngoài 30 và vẫn dành hầu hết thời gian ngồi một chỗ, đã đến lúc phải thực hiện biện pháp phòng ngừa nguy cơ này, vì rủi ro mắc phải bệnh teo cơ bắp của bạn đang rất cao.
Sự teo cơ xảy ra khi cơ bắp không vận động đủ. Nếu bạn để ý thấy lưng mình thỉnh thoảng khòm hơn, cử động của cơ thể cứng nhắc hơn trước, việc bước ra xa khỏi giường trở nên vất vả hơn, bước chân chậm chạp lại hay phạm vi vận động bị giới hạn, có thể bạn đang ở giai đoạn đầu của bệnh teo cơ.
Tập luyện thường xuyên để phòng teo cơ. |
Sự teo cơ có thể được chia thành 3 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, các cử động cơ thể trở nên khó khăn và vất vả hơn trước. Trong giai đoạn thứ hai, người bị teo cơ không thể tự vận động cơ thể, tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ người khác, họ vẫn có thể thực hiện những thao tác căn bản. Ở giai đoạn ba, cơ bắp không thể cử động nữa. Vào giai đoạn này, không còn cách nào phục hồi lại - các cơ đã teo đi hoàn toàn.
Mặc dù vậy, cơ vẫn có thể phục hồi nhờ vào sự kiên trì vận động ở 2 giai đoạn đầu. Càng vận động nhiều, các cơ bị teo sẽ càng được nạp thêm năng lượng. Khi các cơ bị teo bắt đầu phục hồi, càng lúc bạn sẽ càng được nạp thêm nhiều năng lượng hơn nữa.
Trong chế độ luyện tập hằng ngày, hãy cố gắng sử dụng càng nhiều cơ càng tốt. Nếu bạn chỉ đi bộ, các cơ phần thân trên của cơ thể sẽ không được luyện tập triệt để. Còn nếu bạn chỉ thực hiện động tác gập bụng hoặc một dạng bài tập cơ vùng thân như cơ bụng, cơ lưng, cơ hoành, cơ xương chậu… thì những nhóm cơ khác sẽ không tham gia vào vận động.
Vận động thường xuyên để có một tâm trạng, giấc ngủ và cơ thể tốt hơn.
PGS.TS Nguyễn Đình Hòa (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)