Vận động hậu môn tốt cho nội tạng

Trong y học cổ truyền, việc vận động hậu môn chính là kích hoạt sự hoạt động của 2 kinh lạc Nhâm mạch và Đốc mạch. Các kinh huyệt chủ yếu của cơ thể con người tập trung ở đây.

Tập vận động hít thở hậu môn.

Vận động hậu môn hay còn gọi hít thở hậu môn là phương pháp đặc biệt thích hợp với những người làm việc tĩnh tại, ít vận động, thường phải đứng lâu và ngồi lâu. Bài tập vận động hậu môn có thể áp dụng điều trị nhiều loại bệnh cũng như củng cố sức khỏe. Vận động hậu môn đặc biệt rất tốt để cải thiện sinh lý nam, kiểm soát cương dương. Sau một thời gian tập, cơ vành mạnh lên, có thể dùng ý chí của mình mà làm cho sinh thực khí bật dậy.

Cơ chế hoạt động: Khi hít vào phải giữ một ít khí đưa vào tâm của hậu môn sau đó thót bụng lại cho khí sâu vào người rồi từ từ buông lỏng ra. Khi hít vào thở ra đồng nghĩa với  vận động thít và nở của hậu môn

Cách tập: Ngồi trên ghế, làm cho tâm bình tĩnh, tinh thần tập trung, khẽ nhắm mắt lại sau đó khít hậu môn lại tương tự như khi đang đi tiểu mà đột nhiên dừng lại. Kết thúc động tác này rồi thì buông lỏng sức, làm cho hậu môn nới rộng ra. Cứ như thế, các động tác co, nới lặp đi lặp lại trong 3 phút và luyện tập hàng ngày cho tới khi tạo phản xạ tự vận động thì thôi.

– Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng vào vùng hậu môn, tiến hành từ từ co thót niệu đạo và cơ vòng trực tràng làm nhíu hậu môn sau đó rồi thả lỏng. Tiếp tục làm như vậy chừng 50-100 lần, mỗi ngày 2-3 lần.

– Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thở bụng sâu, khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng thót lại. Làm như vậy từ 10-20 lần, mỗi ngày làm 2-3 lần.

– Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, thở chậm, đều và sâu (ảnh). Tiếp đó lấy đầu và 2 gót chân làm điểm tựa nhấc cao mông lên đồng thời nhíu hậu môn, sau đó từ từ thả mông xuống, thả lỏng có hậu môn, làm như vậy 20 lần, mỗi ngày thực hiện thao tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc.

ThS.BS Trần Danh Phương

(Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Thể thao VN)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top