Tỳ vị hư suy gây tiêu chảy

Với tên gọi

Tỳ hư thấp thịnh mấu chốt gây bệnh

Bệnh tiết tả còn được gọi tắt là tiết hoặc tả. Triệu chứng là đại tiện đi lỏng, thậm chí đi như nước, đi nhiều lần trong ngày. Tiết có nghĩa là tiết lậu, rò rỉ, luôn luôn đi phân lỏng (đường tiết), hoặc có lúc đi, có lúc không. Tả có nghĩa là một lúc đi ra nước như rót. Nguyên nhân của tiết tả, tùy từng đời mà có sự đánh giá khác nhau: Sách “Nội kinh” nhấn mạnh do ngoại tà Thấp, Nhiệt, Hàn, Phong gây nên.

Sách “Tam nhân cực nhất bệnh chứng phương luận” đời Tống nêu nhân tố tình chí cũng có thể gây Tiết tả (thất tình tả). Sách “Cảnh nhạc toàn thư” đời Minh trong khi nêu nguyên nhân gây bệnh do ăn uống bị tổn thương, thời tà (tà khí theo mùa) xâm phạm, ăn nhiều đồ sống lạnh, đã nhấn mạnh «nguồn gốc của tiết tả không có nguyên nhân nào là không do tỳ vị.

Sách “Y tông tất đọc” có đề ra 9 phép chữa chữa tả, tức là đạm thảm (thấm hút), thăng đề, thanh lương, sơ lợi, cam hoãn, toan thu, táo tỳ, ôn thận, cố sáp.

Tì vị hư gây tiêu chảy.

Những phương pháp này đến nay vẫn được ứng dụng trên lâm sàng. Ngày nay, viêm ruột cấp tính, tràng kết hạch (lao ruột) công năng đường ruột bị rối loạn, tiêu hóa không tốt, triệu chứng tổng hợp dễ kích phát ở đường ruột, thì vẫn lấy tiết tả làm chứng trạng chủ yếu.

Nguyên nhân gây bệnh tiết tả chủ yếu là các tà phong, hàn, thấp, thử nhiệt xâm phạm tràng vị. Hoặc ăn quá no, uống quá nhiều (bạo thực, bạo ẩm), ăn nhiều mỡ béo, ăn nhiều đồ sống lạnh, ăn nhầm phải những đồ ăn không vệ sinh sạch sẽ, làm tổn thương tỳ vị.

Hoặc tình chí mất điều hòa, can khí uất kết, ngang ngược phạm tỳ (phạm vị). Hoặc tỳ vị vốn hư nhược, không nắm giữ được vận hóa hoặc thận dương hư suy, không giúp được tỳ vị hấp thu ăn uống (thủy cốc). Cho nên bệnh chiến chủ yếu của tiết tả là tỳ vị, thấp là nhân tố bệnh lý chủ yếu, tỳ hư thấp thịnh là mấu chốt gây bệnh.

Biện chứng luận trị trên sinh bệnh lâm sàng

Căn cứ vào đặc điểm sinh bệnh lâm sàng, có thể chia ra hai loại: Tiết tả cấp tính (bạo tả, tả dữ dội) và tiết tả mạn tính (tả kéo dài). Để điều trị cần phải phân biệt rõ hàn nhiệt hư thực, sau đó phân biệt với dạng hoãn, cấp. Nói chung, đại tiện trong loãng, thức ăn không tiêu thì phần nhiều thuộc chứng hàn.

Đại tiện vàng sẫm mà khắm, đại tiện cấp bách, hậu môn nóng rát, phần nhiều thuộc chứng nhiệt. Khi đi đại tiện thì đau bụng, xu thế đau dồn dập, sợ ấn tay và sờ tay vào bụng, sau khi đi xong thì mức đau giảm phần nhiều thuộc chứng thực.

Quá trình bệnh kéo dài, bụng đau âm ỉ, lâm râm, thích ấm, thích xoa và ấn vào bụng, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, phần nhiều thuộc chứng hư. Song cũng thường gặp hư thực cùng đan xen, hàn nhiệt cùng xuất hiện. Về nguyên tắc điều trị chứng tiết tả, nếu là bạo tả (cấp tính, dữ dội) thì khư tà là chủ yếu, nếu là tả kéo dài thì phù chính (phù trợ chính khí) là chủ yếu hoặc tiêu bản kiêm thi (cùng chữa cả tiêu và bản).

Tiết tả cấp tính: Bệnh phát sinh rất gấp, rất nhanh, thời gian gây bệnh tương đối ngắn, phần nhiều do thấp tà làm tổn thương tỳ hoặc ăn uống đình trệ sinh thấp, gây ửng trệ ở trung tiêu, tỳ không vận hóa được, tràng vị bất hóa, nước thức ăn, thanh trọc không phân biệt, phần nhiều thuộc chứng thực, bao gồm: Tả thuộc hàn thấp, tả thuộc thấp nhiệt và tả thuộc thương thực.

Tiết tả mạn tính: Thời gian mắc bệnh kéo dài, phần nhiều là tỳ hư sinh thấp, không duy trì được vận hóa hoặc trên cơ sở tỳ hư, can khí thừa tỳ hoặc thận dương hư không giúp được tỳ làm ngần chín nhừ nát thức ăn mà gây bệnh, bao gồm: can khí thừa tỳ, tỳ vị hư nhược, thận dương bất túc.

Tiết tả cấp tính kéo dài không khỏi có thể chuyển thành tiết tả mạn tính, đôi khi tiết tả kéo dài cũng có thể phát sinh cấp tính. Khi mới bị tiết tả không được dùng ngay những vị thuốc tư bổ cố sáp, để tránh tà khí đọng lại không thoát ra được.

Tiết tả kéo dài không khỏi thì không được dùng quá mức thuốc phân lợi thủy thấp, để tránh làm tổn thương âm dịch. Trong quá trình điều trị, cần phải tránh không được ăn uống bừa bãi, ăn ít hoặc cấm ăn những thức ăn tanh, dầu mỡ để tạo điều kiện có lợi cho điều trị.

TTND-Lương y giỏi Trần Văn Quảng

(Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top