Tưởng đau dạ dày, hóa ra bệnh sán lá gan

(khoahocdoisong.vn) - Sán là gan không phải là một bệnh mới, có ở hầu hết khắp tỉnh thành. Ấu trùng xuyên qua thành ruột gây xuất huyết và viêm, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt rồi chui lên tổ chức gan...

Chị Nguyễn Thị H. (49 tuổi, Nghệ An) bị đau bụng âm ỉ, người mệt mỏi, khó chịu. Chị đi khám, siêu âm được kết luận bệnh đau dạ dày nhưng uống thuốc không đỡ và tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Nội soi dạ dày, bác sĩ xác định có 4 con sán, mỗi con dài 2 - 3cm, ngang 1 - 1,5cm. Các bác sĩ đã phẫu thuật gắp bỏ thành công 4 con sán lá gan trong dạ dày bệnh nhân.

Lời bàn: GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, sán lá gan rất khó chẩn đoán bởi khi ấu trùng xuyên qua thành ruột gây xuất huyết và viêm, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt. Sán chui vào cư trú ở tổ chức gan gây nên những thay đổi bệnh lý.

Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau hạ sườn phải (vùng gan), sốt, sụt cân, ậm ạch khó tiêu, rối loạn tiêu hoá, đau thượng vị, sẩn ngứa, biểu hiện triệu chứng viêm đường mật, viêm gan thể u...

Người bệnh nhiễm sán do không tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn thức ăn tái, nội tạng động vật nhiễm sán chưa được nấu chín, uống nước lã… Để đề phòng mắc bệnh, nên ăn chín uống sôi, không ăn sống các loại rau mọc dưới nước. 

Theo Đời sống
Nội soi tầm soát phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa

Ung thư giai đoạn đầu sống được bao lâu?

Khi ung thư được phát hiện ở giai đoạn đầu thường vẫn còn khu trú tại vị trí khởi phát, chưa lan sang các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa. Điều này mang lại cơ hội cho bệnh nhân trong việc kiểm soát, điều trị căn bệnh này.
5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

5 thói quen xấu "tàn phá" xương khớp

Để bảo vệ sức khỏe xương khớp một cách toàn diện, bên cạnh việc duy trì thói quen vận động, chế độ ăn uống khoa học và hạn chế thói quen xấu, thì bổ sung glucosamine là rất cần thiết.
back to top