Tuổi dậy thì vẫn không tăng trưởng

Tuổi 13 là lứa tuổi dậy thì nên cần chú trọng chế độ dinh dưỡng để tăng trưởng.

Hỏi: Con gái tôi năm nay 13 tuổi, mang tiếng là tuổi đang phát triển nhưng cháu không cao, chỉ 1,50m, nặng 40kg, cháu ăn uống bình thường, có chơi thể thao, tôi nên thay đổi chế độ dinh dưỡng thế nào để kích cháu cao lớn?

Nguyễn Thị Thìn (Giáp Bát, Hà Nội)

Ths.BS Tiến Văn, TT Truyền thông Dinh dưỡng trả lời: Tuổi 13 là lứa tuổi đang phát triển nên cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, kẽm, vitamin để kích thích tăng trưởng. Giai đoạn các cháu dậy thì rất cơ thể cần canxi, nhu cầu canxi lên tới 1000 mg/ngày. Canxi cùng với phốt pho để duy trì và hình thành bộ xương, răng vững chắc.

Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm của sữa (phô mai, sữa chua,..), các loại cá và hải sản (tôm, cua). Cùng với canxi nên bổ sung vitamin D với liều 5 mcg/ngày. Lứa tuổi này cơ thể cũng cần cung cấp đầy đủ kẽm để duy trì hoạt động hiệu quả hệ thống miễn dịch, giúp tăng trưởng cả cân nặng và chiều cao của cơ thể.

Nhu cầu kẽm hàng ngày là 9mg/nam và 8mg/nữ. Thực phẩm nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng..). Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt, canxi và axit folic.

Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, quả chín. Nhu cầu vitamin ở tuổi vị thành niên là 95mg/ngày. ở tuổi 13 nếu trẻ phát triển bình thường cần đạt cân nặng và chiều cao trung bình 45 kg và 1,56m đối với nam; 46 kg và 1,57m đối với nữ.

PV ghi

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top