Tự ý tiêm thuốc giảm đau, người đàn ông 72 tuổi suýt tử vong

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người nếu không được phát hiện xử trí kịp thời.

Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long (BVXA) đã tiếp nhận và kịp thời cứu ông N.V.N. (72 tuổi, ở Vĩnh Long) bị sốc phản vệ sau khi tự ý tiêm thuốc.

Bệnh nhân N.V.N. (72 tuổi, ngụ tại tỉnh Vĩnh Long) nhập viện trong tình trạng ngứa toàn thân, co cứng người, mệt, khó thở, huyết áp 80/40mmHg.

Qua khai thác thông tin người nhà cho biết, bệnh nhân lao động thường xuyên nên thường đau hông lưng phải. Cách nhập viện 15 phút bệnh nhân có đến cơ sở y tế tư nhân để khám và tiêm thuốc giảm đau. Sau tiêm bệnh nhân có biểu hiện ngứa toàn thân, khó thở, triệu chứng ngày càng nhiều nên được người nhà nhanh chóng đưa đến Cấp cứu tại BVXA Vĩnh Long.

Bệnh nhân được cứu qua cơn nguy kịch. Ảnh BVCC

Bệnh nhân được cứu qua cơn nguy kịch. Ảnh BVCC

Qua quá trình thăm khám và khai thác bệnh sử rất chi tiết và cẩn thận từ người thân, được biết bệnh nhân có tiền sử sốc phản vệ trước đó 2 năm. Các bác sĩ nhanh chóng xác định loại thuốc bệnh nhân tiêm trước đó và nhận định đây là trường hợp sốc phản vệ độ III thuốc Diclofenac.

Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu xử trí thuốc chống sốc theo phác đồ của Bộ Y tế bằng thuốc Adrenalin, Solumedrol và Dimedrol. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên Khoa Nội tổng quát để tiếp tục điều trị và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.

Các bác sĩ chuyên khoa Nội Tổng Quát cho biết, khi có các vấn đề liên quan đến sức khỏe không nên tự ý mua thuốc, tiêm thuốc không rõ loại, nguồn gốc mà nên đến ngay cơ sở Y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng chuyên khoa vì ở những nơi đó luôn có đủ phương tiện xử trí cấp cứu và người bệnh sẽ được an toàn hơn khi có xảy ra tình trạng liên quan đến dị ứng thuốc.

Đối với các bệnh nhân đã biết trước dị ứng, nên xuất trình giấy dị ứng khi đến các cơ sở y tế để tránh trường hợp sốc phản vệ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tử vong.

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng con người nếu không được phát hiện xử trí kịp thời. Xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với chất gây dị ứng như thức ăn, thuốc hoặc nọc ong với các triệu chứng như khó thở, ngứa toàn thân, huyết áp tụt,...

Theo Đời sống
Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Nhập viện vì... nghẹn gân bò

Dị vật đường ăn rất nguy hiểm, có thể gây tắc nghẽn, nuốt đau, nuốt khó, không ăn uống được cho bệnh nhi, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tạo ổ mủ trong thực quản nếu dị vật bị sót lại.
back to top