Hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi căn cứ vào Nghị quyết 07/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể, quy định về chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống. Chuẩn hộ nghèo tại khu vực thành thị là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện sẽ thay đổi căn cứ vào Nghị quyết 07/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025. Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu từ 1/1/2022 sẽ tăng lên.
Mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất sẽ là 330.000 đồng/tháng (cách tính bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn: 22% x 1,5 triệu đồng). Hiện nay, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất mà người tham gia BHXH phải đóng, bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn là 154.000 đồng/tháng (22% x 700.000 đồng).
Đồng thời, mức hỗ trợ tiền đóng của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện cũng tăng lên. Theo đó, đối với người tham gia thuộc hộ nghèo thì số tiền hỗ trợ sẽ tăng từ 46.200 đồng lên 99.000 đồng/tháng; hỗ trợ cho hộ cận nghèo tăng từ 38.500 đồng lên 82.500 đồng/tháng và hỗ trợ cho người tham gia thuộc đối tượng khác tăng từ 15.400 đồng lên 33.000 đồng/tháng.
Do năm 2022 chưa thực hiện cải cách tiền lương nên lương cơ sở 2022 vẫn là 1.490.000 đồng/tháng. Vì thế, mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 29.800.000 đồng/tháng.
Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.