Trị đau đầu bằng kích thích huyệt tay

Dựa vào vị trí đau đầu có thể dùng vật nhọn để kích thích huyệt vị ở trên tay để hạn chế đau, khôi phục đầu óc thanh thoát. Ngoài ra, dùng phương pháp biện chứng luận trị của Đông y để chữa.
đau đầu

Huyệt tâm điểm và đại lăng trị đau đầu

Đau đâu kích thích đó

Lương y Hoàng Duy Tân, Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai cho biết, đau đầu là cảm giác đau ở một trong ba khu vực khác nhau: đau ở ngay phía trên hai mắt, hai tai; đau ở phía sau gáy; đau ở vùng trên của cổ. Do đau đầu và co thắt mạch máu có quan hệ trực tiếp, cho nên khi công năng tim khác thường chi phối mạch máu, sẽ lập tức biểu hiện ra.

Vì vậy, kích thích huyệt đạo trên Tâm bào kinh có quan hệ trực tiếp với tạng Tâm, không những có thể khôi phục công năng tim, còn có thể hạn chế đau đầu. Huyệt Tâm điểm (điểm giữa đốt đầu ngón tay giữa) và huyệt Đại lăng (huyệt nằm ở vị trí nhô cao (đại) ở cổ tay, có hình dáng giống gò mả (lăng)) có hiệu quả kỳ diệu đối với các loại đau đầu (xem hình 1).

Ngoài ra, dựa vị trí và tình trạng đau đầu, có thể chọn huyệt kích thích khác nhau (xem hình 2):

+ Toàn bộ đầu đều đau, kích thích điểm trước đầu (rìa mặt ngoài đốt thứ 2 ngón tay trỏ).

+ Đau ở giữa đầu, kích thích điểm đỉnh đầu (rìa bên tay trỏ đốt thứ hai ngón giữa)

+ Đau phía sau đầu, kích thích điểm sau đầu (điểm giữa mặt sấp trên đốt ngón tay cái)

+ Đau ở hai bên đầu, kích thích điểm bên đầu (rìa phía ngón út đốt thứ hai ngón áp út)

+ Đau đầu do ăn uống quá mức hoặc say rượu gây ra, kích thích điểm trước đầu (rìa mặt ngoài đốt thứ 2 ngón tay trỏ).

Phương pháp kích thích là dùng vật nhọn để kích thích mạnh, sau khi kích thích mạnh nhiều lần lặp đi lặp lại có thể hạn chế đau đầu, khôi phục đầu óc thanh thoát.

Dùng 5 – 10 que tăm hay đuôi nhọn kẹp tóc, kích thích 7 – 10 lần. Cường độ kích thích phụ thuộc triệu chứng, càng nặng kích thích càng mạnh. Nếu bỗng nhiên đau đầu khi đi đường hay trong hội nghị, có thể kích thích huyệt cả hai tay.

đau đầu

Vị trí huyệt trị đau đầu

Nếu sau khi kích thích mạnh mà vẫn không thể làm giảm đau, cần nghi ngờ có bệnh bên trong đầu, lúc đó nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Phương pháp “biện chứng luận trị Đông y”

Theo Đông y, đau đầu, tùy theo vị trí của nơi đau, có thể biện chứng được sự liên quan giữa đau và tạng phủ kinh lạc liên hệ.

Đau phía sau não là “Thái dương đầu thống”, dùng Khương hoạt, Ma hoàng làm thuốc dẫn và châm các huyệt Hậu đính, Phong trì, Đại trử, Côn lôn.

Đau phía trước trán là “Dương minh đầu thống’ dùng các vị Cát căn, Thăng ma làm thuốc dẫn. Châm các huyệt Thượng tinh, Ấn đường, Đầu duy, Dương bạch, Toàn trúc.

Đau hai bên đầu gọi là “Thiếu dương đầu thống” dùng Sài hồ, Hoàng cầm làm thuốc dẫn, châm các huyệt Thái dương, Đầu duy, Liệt khuyết, Trung chử, Hiệp khê.

Đau hai bên thái dương gọi là “Thiếu dương đầu thống” dùng Sài hồ, Hoàng cầm làm thuốc dẫn, châm các huyệt Thái dương, Đầu duy, Liệt khuyết, Trung chử, Hiệp khê. Bài thuốc đơn giản dùng Sinh khương thái mỏng dán vào huyệt Thái dương hai bên cũng dịu cơn đau.

Đau ở đỉnh đầu, chính giữa huyệt Bá hội là do Tướng hoả vượng quá bốc lên Đốc mạch quấy rối bên trên. Không được dùng thuốc vị cay tán, nên cho uống Tam tài thang (Thiên môn đông, Thục địa, Nhân sâm) thêm Mẫu lệ, Quy bản. Đồng thời châm cứu các huyệt Bá hội, Tứ thần thông, Thông thiên, Côn lôn, Chí âm và Thái xung.

Nhật Hà (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top