Trẻ em nên ăn mấy quả trứng gà mỗi tuần?

Trứng gà, một nguồn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống của trẻ. Tuy nhiên cho trẻ em ăn trứng như thế nào là đúng không phải ai cũng biết.

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà

Thực phẩm nhiều đạm

Theo Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế, tỷ lệ đạm từ trứng gà sẽ đạt mức tối đa và tương đương với đạm trong sữa nếu biết cách chế biến hợp lý. Đây là chất đạm thực vật dễ hấp thu, có giá trị sinh học cao, tốt cho sức khỏe.

Giàu DHA và lecithin

Các chất này có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh cũng như toàn bộ cơ thể. Đồng thời, nó cũng bổ sung năng lượng hoạt động cho não và xây dựng trí nhớ tốt.

Bổ dưỡng với đa dạng chất dinh dưỡng cùng vitamin khác

Rất nhiều chất dinh dưỡng được tích hợp bên trong trứng gà như chất béo, sắt, vitamin A, kẽm… Đồng thời, trong trứng gà còn có vitamin D - một loại vitamin hiếm có trong thực phẩm nhưng lại cực kỳ cần thiết trong quá trình phát triển và giúp chống còi xương.

So với trứng vịt, trứng gà giúp bổ sung vitamin vượt trội hơn hẳn, hàm lượng đạm cũng cao hơn và chất béo ít hơn nên không làm cho trẻ bị khó tiêu.

Trẻ em nên ăn mấy quả trứng gà mỗi tuần? ảnh 1

Trẻ em nên ăn mấy quả trứng gà mỗi tuần?

Lưu ý khi cho trẻ ăn trứng gà

Nên ăn bao nhiêu trứng là đủ?

Trứng là thực phẩm rất tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều, vì hàm lượng chất béo trong trứng cao dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu rối loạn tiêu hóa.

Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn một nửa lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.

Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa ăn 3 - 4 bữa trứng 1 tuần.

Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Không cho trẻ ăn trứng sống

Trứng gà là nguồn dinh dưỡng phong phú với chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, vitamin B12, vitamin D, và các axít béo no. Tuy nhiên, trứng gà sống có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt là salmonella, gây nguy cơ nhiễm khuẩn và ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống có chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở hấp thu dưỡng chất này. Đối với trẻ, vitamin H là yếu tố không thể thiếu cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Việc tránh ăn trứng sống là cách đảm bảo sự hấp thu đầy đủ vitamin H.

Chế biến trứng đúng cách

Cách chế biến ảnh hưởng lớn đến việc giữ lại giá trị dinh dưỡng của trứng gà. Trứng luộc và trứng ốp la là những lựa chọn tốt nhất, giữ nguyên chất dinh dưỡng và giảm thiểu tác động tiêu hóa. Khi rán hoặc ốp trứng, nên sử dụng lửa nhỏ để đảm bảo lòng đỏ chín đều mà không làm mất đi chất dinh dưỡng.

Để tránh nứt và vỡ trong khi luộc trứng, nên đun sôi nước rồi giảm lửa và đun nhỏ lửa trong khoảng 2 phút trước khi tắt bếp, giúp trứng chín đều mà không làm mất đi chất dinh dưỡng.

Việc kết hợp giữa lựa chọn nguồn dinh dưỡng đúng và cách chế biến đúng sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của trẻ trong quá trình phát triển.

Theo Đời sống
back to top