TPHCM: Người dân có 5 ngày góp ý kiến về việc chỉnh trang công viên có đặt tượng Đức Thánh Trần

UBND quận 1, TPHCM vừa có thông báo tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án thiết kế, chỉnh trang Công viên Bạch Đằng và Công viên Mê Linh, phường Bến Nghé trên cơ sở chỉ đạo của UBND TPHCM.
a.jpg
Tượng đài Đức Thánh Trần.

Phương án được trình bày bằng màn hình chiếu đoạn phim giới thiệu, kết hợp trưng bày một số hình ảnh màu.

Người dân có thể góp ý trực tiếp vào sổ góp ý tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả quận 1 tại số 47 Lê Duẩn, phường Bến Nghé.

Thời gian lấy ý kiến từ ngày 1/11 đến hết ngày 5/11. Để việc lấy ý kiến được triển khai rộng rãi, quận 1 đã đăng thông tin lên trang thông tin điện tử, mạng xã hội của quận.

Theo phương án được trình chiếu, Công viên Bạch Đằng kéo dài từ cầu Khánh Hội với điểm nhấn là Cột cờ Thủ Ngữ, chạy dọc bờ sông là mảng xanh và một số cầu tàu, nhà ga bến thủy nội địa.

Trong khi đó, Công viên Mê Linh được cải tạo, tăng thêm mảng xanh. Riêng tượng đài Trần Hưng Đạo có thêm lư hương đặt trước tượng phía đường Tôn Đức Thắng hướng ra sông Sài Gòn.

Trước đó, vào ngày 17/2/2019, UBND quận 1 đã thực hiện di chuyển lư hương trước tượng đài về Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo ở số 36 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1.

Liên quan đến vấn đề này, UBND quận 1 cũng đã có báo cáo UBND TPHCM phương án tu sửa, tôn tạo tượng Trần Hưng Đạo và cải tạo, chỉnh trang công viên Mê Linh.

Đối với tượng Trần Hưng Đạo, phần thân tượng sẽ đục bỏ lớp vữa trát hiện hữu, bơm xử lý các vết nứt bê tông, quét chống thấm, làm mới vữa trát, phù điêu và sơn bảo vệ.

Với khu vực công viên Mê Linh, quận 1 đề xuất thay thế lát nền hiện trạng bằng đá granite tự nhiên trên 3.290 m2 nền công viên. 900 m2 hồ nước cũng được tháo dỡ ốp lát lòng hồ, xử lý chống thấm và lát đá granite tự nhiên. 

Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng thuộc Sở Xây dựng TPHCM đã đánh giá khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo và công viên xung quanh có nhiều hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top