TPHCM cũng muốn thu phí nội đô, đề xuất mức cao nhất 70.000 đồng

Theo phương án thu phí ô tô vào trung tâm TPHCM, thời gian thu diễn ra trong giờ cao điểm 6-9h sáng và 15-19h chiều, mức thu phí từ 40.000- 70.000 đồng.

Sở GTVT vừa báo cáo UBND TPHCM về việc lập dự án thu phí ôtô vào khu trung tâm (quận 1, 3), sau khi Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (ITD - nhà đầu tư) đề xuất bỏ kinh phí nghiên cứu, lập đề xuất dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Trước đó, Sở GTVT TP nhận công văn của ITD về đề xuất trên.

Theo đề xuất, các cổng thu phí sẽ bố trí trên vành đai khép kín xung quanh khu trung tâm (quận 1, 3) gồm các tuyến đường: Hoàng Sa men theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến đường Nguyễn Phúc Nguyên giao Cách Mạng Tháng 8 - Ba Tháng Hai - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt - Tôn Đức Thắng. Một số cổng thu phí bố trí trên các đường thường ùn tắc như Trường Sơn, Cộng Hòa (Tân Bình).

anh-minh-hoa.jpg
Kẹt xe trên đường Trường Sơn, trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất.

Các cổng thu phí sẽ sử dụng mặt đường, hè phố hiện hữu, không phải giải tỏa mặt bằng. Giải pháp kết nối thanh toán với hệ thống thu phí tự động không dừng VETC và VDTC để thực hiện thu phí các phương tiện đã dán thẻ RFID khi đi qua các điểm thu phí.

Đặc biệt, phía nhà đầu tư cũng đề xuất mức thu phí và thời gian thu phí đối với đề án.

Cụ thể, thời gian thu phí diễn ra trong giờ cao điểm 6 - 9h sáng và 15 - 19h chiều. Mức thu phí từ 40.000 đồng đối với ô tô 4-7 chỗ và 70.000 đồng cho xe tải và xe khách (kể cả xe biển xanh) lưu thông vào khu vực trung tâm, không thu phí xe đi ra.

Đối với xe buýt và các loại xe ưu tiên qui định trong thu phí sử dụng đường bộ (xe cứu hỏa, xe cứu thương ...) sẽ được miễn phí. Xe taxi có đăng ký tại TP sẽ bị thu 20.000 đồng.

ITD cho biết việc này sẽ giúp cho việc quản lý số xe taxi lưu hành trong thành phố, giảm ảnh hưởng của việc xe công nghệ và các loại xe taxi mang biển số tỉnh đang phát triển quá nhanh, phá vỡ qui hoạch như hiện nay.

Dự án này được đề xuất thực hiện theo hình thức PPP, hợp đồng BLT (xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao) trong 10 năm, tổng kinh phí 2.274 tỷ đồng.

Trong đó, vốn đầu tư ban đầu khoảng 478 tỷ đồng và tổng chi phí vận hành trong 10 năm gần 1.800 tỷ đồng. Nhà đầu tư tự thu xếp vốn để thực hiện dự án theo hợp đồng.

Từ nay đến cuối năm 2021, nhà đầu tư sẽ triển khai các đầu việc như đề xuất đầu tư dự án, xin phê duyệt đề xuất.

Đến đầu năm 2022, dự án sẽ được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, xin chủ trương đầu tư, nghiên cứu khả thi dự án... Sau khi duyệt dự án PPP, UBND thành phố sẽ công bố và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện.

Theo Đời sống
Giá xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít

Giá xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít

Từ 15h ngày 1/7, giá xăng E5RON92 giảm 410 đồng/lít, từ 31.300 đồng/lít xuống còn 30.890 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 110 đồng/lít, từ mức hiện hành là 32.870 đồng/lít xuống mức 32.760 đồng/lít; xăng RON95-IV có giá 32.860 đồng/lít.
Vụ kít test Việt Á: Quảng Ninh kỷ luật một loạt lãnh đạo ủy ban và bệnh viện

Vụ kít test Việt Á: Quảng Ninh kỷ luật một loạt lãnh đạo ủy ban và bệnh viện

Không chỉ Giám đốc, phó giám đốc Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh bị kỷ luật mà rất nhiều lãnh đạo các khoa phòng và lãnh đạo Ủy ban, Trung tâm y tế Đông Triều cũng bị kỷ luật do vi phạm trong việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Khó khăn khi công bố hết dịch và chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Khó khăn khi công bố hết dịch và chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đến nay virus SARS-CoV-2 đã có 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ, nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng. Vì vậy, chưa chuyển phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B hoặc chưa coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành.
back to top