<div> <p>ThS.BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết số ca bệnh truyền nhiễm như tay chân miệng, sởi... 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm là thời điểm dịch bệnh bắt đầu vào mùa, bệnh nhân có xu hướng tăng trở lại.</p> <h3>Mùa dịch bệnh quay lại</h3> <p>Bác sĩ Nga cho biết trong 6 tháng đầu năm, số ca bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì hai bệnh này đều tăng.</p> <p>Trong đó, sốt xuất huyết tăng 59 trường hợp. Tay chân miệng tăng 50 trường hợp so với tuần trước. "So với tuần đầu của tháng 7/2019, số ca bệnh của năm nay vẫn thấp hơn năm ngoái, nhưng với sự biến động bệnh nhân này, dự đoán mùa cao điểm của sốt xuất huyết và tay chân miệng đã quay lại", bác sĩ Nga nói.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="TP.HCM vao mua dich benh anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/14/znews-photo-zadn-vn_dichsoi.jpg" title="TP.HCM vào mùa dịch bệnh ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Ngành y tế TP.HCM nhận định thành phố đang bước vào mùa dịch bệnh hàng năm. Ảnh: <em>Liêu Lãm.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Các phân tích từ hệ thống giám sát dịch tễ cho thấy trong tuần cuối tháng 6, số phường, xã có ca bệnh sốt xuất huyết là 114. Tuần đầu tháng 7, con số này là 144, tăng thêm 30 phường, xã. Trung bình, mỗi phường, xã có hai bệnh nhân.</span></p> <p><span>"So sánh với diễn tiến nhiều năm liền, sự gia tăng số lượng bệnh nhân trong tuần đầu tháng 7 tương tự với những năm trước và có thể tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới. Đỉnh dịch có thể đạt vào khoảng tháng 10, tháng 11", bác sĩ Nga nhận định. </span></p> <p><span>Bác sĩ Nga khuyến cáo với số ca bệnh rất thấp trong 6 tháng vừa qua, nếu cộng đồng duy trì quyết tâm phòng chống sốt xuất huyết, sẽ kìm hãm được sự gia tăng ca bệnh tại thành phố. </span></p> <p>Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm cho biết thêm sau khi nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, số ca tay chân miệng có xu hướng tăng trở lại.</p> <p><span>Theo diến tiến hàng năm, bệnh tay chân miệng tăng nhẹ vào khoảng tháng 4 và tăng mạnh hơn trong tháng 8, 9. Năm nay, do đại dịch Covid-19, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh góp phần </span><span>làm giảm số ca tay chân miệng trong những tháng đầu năm.</span></p> <p><span>"Bước sang trạng thái bình thường mới, trường học và các hoạt động vui chơi, giải trí mở cửa trở lại, nguy cơ gia tăng ca tay chân miệng là điều được dự báo trong những tuần tới. Nếu cộng đồng tiếp tục duy trì các biện pháp dự phòng, đặc biệt là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được bệnh, không để lây lan thành dịch", bác sĩ Nga nhấn mạnh.</span></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="TP.HCM vao mua dich benh anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/14/znews-photo-zadn-vn_dichtaychanmieng.jpg" title="TP.HCM vào mùa dịch bệnh ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát thành dịch trong 6 tháng cuối năm. Ảnh: <em>Liêu Lãm.</em></td> </tr> </tbody> </table> <h3><span>TP.HCM kiểm soát dịch thế nào?</span></h3> <p>Với nguy cơ bước vào mùa dịch cùng sự tái xuất bệnh bạch hầu, Covid-19, ngành y tế TP.HCM đang thực hiện nhiều giải pháp phòng chống dịch.</p> <p>Đối với sốt xuất huyết, thành phố duy trì giải pháp kiểm soát nguy cơ gây dịch. Bác sĩ Nga nhận định đây là giải pháp phù hợp nhất cho thành phố đông dân, đa dạng về thành phần kinh tế - xã hội, nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh.</p> <p><span>Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học luôn được quan tâm. Trong tháng 5, HCDC đã thực hiện giám sát hoạt động này ở tất cả cấp học tại 24 quận, huyện. Các trường học được hướng dẫn khắc phục hạn chế trong phòng chống bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường. </span><span>Trong tháng 7, HCDC sẽ tổ chức lớp tập huấn về y tế trường học cho các trạm y tế phường xã.</span></p> <p><span>Ngoài ra, để ứng phó với dịch Covid-19, HCDC đã tổ chức tập huấn cho các đội phản ứng nhanh của thành phố và quận, huyện nhằm nâng cao khả năng xử lý và sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi được kích hoạt.</span></p> <p><span>Để kiểm soát nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài, các quy trình giám sát tổ bay quốc tế, người nhập cảnh, tổ chức các điểm cách ly có thu phí tại khách sạn… đã được tham mưu cho Sở Y tế TP.HCM.</span></p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/lftynzxOZDA/78c45e130d53e40dbd42/1544288166c48f9ad6d5/720/7cc2eb3aca7a23247a6b.mp4?authen=exp=1594809392~acl=/lftynzxOZDA/*~hmac=e990ceea52a2f641b969811b3f55764b" false="" source-url="/video-who-huong-dan-cach-rua-tay-phong-ngua-dich-benh-post1041296.html"> <div> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="7cc2eb3aca7a23247a6b" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/sgorvz/2020_01_31/rua_tay_dung_2.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/YX9z9qcfG3k/468667513411dd4f8400/5cbc6679283cc162982d/480/7cc2eb3aca7a23247a6b.mp4?authen=exp=1594809392~acl=/YX9z9qcfG3k/*~hmac=b61b05c3c66f0f614599ebf595183d4e"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/8z5sYHEno-A/whls/vod/0/lhkwlAksixEJav1Ny28/7cc2eb3aca7a23247a6b.m3u8?authen=exp=1594766192~acl=/8z5sYHEno-A/*~hmac=bacc8209b28182b9ebaa8790e4aba54a" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/YX9z9qcfG3k/468667513411dd4f8400/5cbc6679283cc162982d/480/7cc2eb3aca7a23247a6b.mp4?authen=exp=1594809392~acl=/YX9z9qcfG3k/*~hmac=b61b05c3c66f0f614599ebf595183d4e" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/lftynzxOZDA/78c45e130d53e40dbd42/1544288166c48f9ad6d5/720/7cc2eb3aca7a23247a6b.mp4?authen=exp=1594809392~acl=/lftynzxOZDA/*~hmac=e990ceea52a2f641b969811b3f55764b" type="video/mp4" /></video> </div> <figcaption><strong><span>WHO hướng dẫn cách rửa tay phòng ngừa dịch bệnh</span></strong> Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo rửa tay sạch sẽ là cách phòng chống hiệu quả để giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt trong thời điểm dịch virus corona đang hoành hành.</figcaption> </figure> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
TP.HCM bước vào mùa dịch bệnh
Theo quy luật định kỳ hàng năm, TP.HCM đang bước vào mùa bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, có thể bùng phát thành dịch.
6 bài thuốc dân gian giúp cải thiện chứng mất ngủ
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi, buồn chán, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Cứu bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc bởi ảnh hưởng vết mổ 3 năm trước
Tắc ruột khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Tắc ruột do vết mổ cũ là một trong những bệnh lý cần được cấp cứu khẩn trước 12 giờ để giảm thiểu rủi ro và biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.