Top 10 chất đắt giá nhất hành tinh, hơn cả kim cương vàng bạc
Thiên Trang (TH)
Nếu coi vàng với kim cương là những thứ đắt đỏ nhất trên thế giới, có lẽ bạn đã lầm, bởi những thứ trong bài viết này có thể đắt tương đương, thậm chí còn hơn.
chia sẻ
1. Saffron 11 USD/gram (233 ngàn VNĐ/gram): Là một trong những chất đắt giá nhất hành tinh, Saffron là một chất giúp tạo mùi thơm cho các món ăn và các loại bánh. Saffron được bán ra dưới 2 dạng là bột và sợi nhỏ, tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.
2. Trứng cá tầm muối Iran 35 USD/gram - 1.000 USD/ounce (28 gram): Món ăn cao cấp này được ăn nguội và dùng như một loại đồ ăn khai vị kèm theo bánh quy hay bánh mỳ.
3.Vàng 39,81 USD/gram (khoảng 905 nghìn/gram): Chắc chắn vàng là một thứ trang sức vô cùng quý giá ai cũng muốn sở hữu. Ngoài công dụng làm đẹp cho con người, vàng còn có thể được ứng dụng trong nhiều thứ nhờ tính dẫn điện và khả năng chống ăn mòn.
4. Platinum 48 USD/gram (khoảng 1 triệu đồng/gram): Có tên gọi khác là bạch kim, platinum là một kim loại chuyển tiếp quý hiếm, màu xám trắng, đặc dẻo và dễ uốn. Kim loại quý hiếm này được sử dụng như một chất xúc tác trong các thí nghiệm khoa học, đồ trang sức hay trong phương pháp điều trị bệnh ung thư.
5. Rhodium: 58 USD/gram (1,23 triệu VNĐ/gram): William Hyde Wollaston, một nhà hóa học người Anh (cũng là người phát hiện ra chất palladium) đã tìm ra Rhodium trong một quặng bạch kim (platinum). Rhodium trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "đỏ" nhưng cái tên này lại không ăn nhập gì với nó. Bản thân Rhodium thường được dùng để tăng sự cứng cáp và độ dẫn điện của các kim loại khác.
6. Phản vật chất: 6,25 nghìn tỷ USD/gram: Phản vật chất (antimatter) tồn tại dưới dạng các hạt, có khối lượng giống như các hạt bình thường nhưng khác nhau về tính chất. Khi các hạt thông thường va hạt phản vật chất gặp nhau chúng sẽ tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn tồn tại dưới dạng các photon năng lượng cao (tia gamma), neutrino...
Lí do phản vật chất đắt tiền vì rất khó để tạo ra chúng và ứng dụng của chúng và một điều tất nhiên đây là loại vật chất mắc tiền nhất hiện nay trên thế giới.
7. Endohedral fullerenes: 145-167 triệu USD/gram: Endohedral fullerenes là phân tử fullerene thường có thêm nguyên tử, ion hoặc các cụm ở bên trong cấu trúc hình cầu. Được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1985, về cơ bản, endohedral fullerene là lồng nguyên tử carbon với một nguyên tử nitơ mắc kẹt bên trong. Vật liệu này có nhiều ứng dụng trong đồng hồ nguyên tử độ chính xác cao.
8. Tritium - 30.000 USD/gram: Tritium là phóng xạ đồng vị của hydro, hình thành nhờ các tia trong vũ trụ hoặc trong quá trình phản ứng tổng hợp hạt nhân. Các nhà khoa học thường sử dụng nó trong các lò phản ứng nhiệt hạch và máy phát neutron. Tritium không thể xâm nhập qua lớp biểu bì của con người nhưng sẽ gây nguy hiểm nếu tiếp xúc qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
9. Đá quý Taaffeite: 20.000 USD/gram (423,5 triệu VNĐ/gram): Được phát hiện năm 1945, Taaffeite thu hút những người "sành" đá quý bởi màu tím huyền bí và sang trọng của nó. Và hiển nhiên, Taaffeite được xem như là một trong những loại đá quý đắt tiền nhất hiện nay.
10. Plutonium: 4000 USD/gram (84,7 triệu VNĐ/gram): Plutonium là một nguyên tố phóng xạ nổi tiếng với vai trò tạo ra năng lượng hạt nhân thông qua phản ứng nhiệt hạch - cả trong thời bình (các nhà máy điện hạt nhân) và trong chiến tranh (bom hạt nhân).
Plutonium rất độc hại và dễ cháy nhưng số lượng trong tự nhiên khá ít nên dẫn tới việc giá thành của chất này rất cao và được các quốc gia đưa vào danh sách những chất được bảo quản và sử dụng theo những chế độ hết sức nghiêm ngặt.
>>>Xem thêm video: Chiêm ngưỡng những kiểu mây hiếm thấy khiến người xem sửng sốt.
Trên thế giới có nhiều điều thông tin mà mọi người nghe qua cảm thấy khó tin rằng đó là sự thật. Thế nhưng, trên thực tế, những điều khó tin đó hoàn toàn là sự thật, không hề có chút giả dối.
Từ Giao thừa đến hết mùng 3 Tết, Đền Bia ở Hải Dương đã đón khoảng hơn 1 vạn du khách đến tham quan, cầu an. Điều đặc biệt gì tại di tích này thu hút khách?
Theo truyền thuyết nữ thần Bastet là con gái của thần mặt trời Ra, được biết đến với danh hiệu "Con mắt của thần Ra". Vào thời kỳ Cựu vương quốc thì bà lại được xem là con của Atum...
Mảnh đất Việt Nam là nơi sinh sống của 8 loài mèo hoang dã, từ loài hổ Đông Dương to lớn đến các loài mèo rừng, mèo gấm nhỏ tương đương những chú mèo nhà...
Những bức ảnh chụp Hà Nội vào những ngày tết từ đầu thế kỷ 20, các đây 100 năm đã lột tả nét văn hóa “ăn” Tết của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng.
Nhân dịp Tết con Mèo - Quý Mão 2023 - cùng đọc lại truyện "Mèo biết nói" trong loạt truyện cười "Ba Giai - Tú Xuất" nổi tiếng của văn học dân gian Nam Bộ.