Nguồn ảnh: Phys.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghi ngờ những đám mây trên sao Thiên Vương có chứa hydrogen sulfide, nhưng đã không thể xác nhận điều này bởi vì phần lớn không khí bị mắc kẹt trong nội địa của hành tinh và khó phát hiện.
Sao Thiên Vương cũng được bao bọc bởi một lớp sương mù, khiến cho hành tinh băng khổng lồ màu xanh khó nhìn xuyên qua. Tàu Voyager 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bay quanh Thiên vương tinh vào năm 1986, nhưng không thể xác định thành phần của đám mây, khiến các nhà khoa học tranh luận xem liệu chúng có được tạo thành từ hydrogen sulfide hay amoniac hay không.
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng phổ kế cận hồng ngoại (NIFS) trên kính viễn vọng Bắc cực 25,25m đảo Mauna Kea của Hawaii để phân tích ánh sáng truyền qua hành tinh này, xác định thành phần đám mây.
Các đỉnh mây của Sao Mộc và Sao Thổ được tạo thành từ amoniac. Sao Hải vương là một hành tinh băng khổng lồ cũng như Uranus, có khả năng có các đỉnh mây chứa nhiều hydrogen sulfide.
Sự khác biệt trong thành phần khí quyển của những hành tinh khí khổng lồ Mộc tinh và Sao Thổ và những hành tinh băng giá Uranus và sao Hải vương là do các hành tinh đã trải qua các quá trình hình thành và tiến hóa khác nhau.
Các nhà nghiên cứu xác định hydrogen sulfide bằng cách phân tích ánh sáng mặt trời ngay phía trên lớp chính của đám mây Thiên vương tinh.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)