Nguồn ảnh: Phys.
Bằng cách kết hợp dữ liệu mới này với các dữ liệu cũ hơn, họ đã tạo ra một nghiên cứu đầy đủ nhất về khí hậu hành tinh ngoại lai WASP-39b.
Thành phần khí quyển của WASP-39b gợi ý rằng quá trình hình thành các hành tinh ngoại lai này có thể rất khác so với các sao khổng lồ của Hệ mặt trời chúng ta.
Nhóm nghiên cứu Anh – Mỹ đã kết hợp các khả năng của Kính Viễn vọng Không gian Hubble NASA/ESA với các kính thiên văn trên mặt đất và không gian để nghiên cứu chi tiết về hành tinh WASP-39b. Họ đã tạo ra quang phổ hoàn hảo nhất để thăm dò bầu khí quyển ngoài hành tinh ngoại lai với công nghệ tân tiến nhất.
WASP-39b đang quay quanh một ngôi sao giống Mặt trời, cách Trái Đất khoảng 700 năm ánh sáng. Hành tinh ngoại lai này được phân loại như là một “sao Thổ nóng”, phản ánh khối lượng của nó là tương tự như sao Thổ trong hệ mặt trời của chúng ta và cách tương tác các mặt trăng vệ tinh với sao mẹ tương tự như hệ thống Thổ tinh.
Điều ngạc nhiên nữa là kết hợp với sự phát hiện phong phú lượng nước, các chuyên gia còn tìm ra sự hiện diện của một lượng lớn các nguyên tố nặng hơn trong bầu khí quyển ngoại hành tinh. Điều này cho thấy rằng hành tinh này bị bắn phá bởi rất nhiều vật liệu đóng băng trong quá khứ. Wakeford và nhóm của cô đã đo nhiệt độ của WASP-39b lên mức 476 độ C.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)