Nguồn ảnh: Phys.
HKepler-186f là hành tinh ngoại lai có kích thước Trái Đất được xác định đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt trời quay quanh một ngôi sao chủ.
Viện Công nghệ Georgia đã sử dụng các mô phỏng để phân tích và xác định động lực trục quay của hành tinh ngoại lai này. Những căn cứ này sẽ giúp xác định hành tinh này nghiêng trên trục của nó như thế nào và góc nghiêng phát triển theo thời gian ra sao.
Bởi độ nghiêng trục góp phần chi phối vào mùa và khí hậu, bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức Mặt Trời chiếu vào bề mặt của hành tinh đó là như thế nào.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, độ nghiêng dọc của Kepler-186f rất ổn định, giống như Trái Đất, khiến cho nó có khả năng có mùa thường xuyên và khí hậu ổn định. Nhóm công nghệ Georgia cho rằng, điều tương tự cũng đúng với Kepler-62f, một hành tinh siêu Trái Đất quay quanh một ngôi sao cách chúng ta khoảng 1.200 năm ánh sáng.
Kepler-186f có bán kính nhỏ hơn 10% so với Trái Đất, nhưng khối lượng, thành phần và mật độ vật liệu của nó vẫn là một bí ẩn. Nó quay quanh ngôi sao chủ của nó sau mỗi 130 ngày. Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), độ sáng của ngôi sao đó vào buổi trưa khá cao.
Dù chưa thể khẳng định hành tinh ngoại lai này có nước hay đại dương nào không, nhưng một hành tinh có khí hậu ổn định có thể là một nơi lý tưởng để giới khoa học bắt đầu khám phá.
Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)