Tiết lộ gây choáng chuyện ngoại tình của hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh
Tâm Anh (TH)
Theo cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", hoàng đế Phổ Nghi hé lộ Uyển Dung - hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh đã ngoại tình với 2 người đàn ông. Thậm chí, bà hoàng này còn mang thai con của nhân tình.
chia sẻ
Phổ Nghi là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh và cũng là vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc. Theo đó, Uyển Dung cũng trở thành hoàng hậu cuối cùng của nhà Thanh.
Góc khuất cuộc đời hoàng hậu Uyển Dung đã được Phổ Nghi hé lộ trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi". Cuốn hồi ký này được xuất bản lần đầu tiên là vào năm 1964. Theo đó, công chúng vô cùng tò mò về những bí mật của nhà Thanh cũng như hậu cung được Phổ Nghi tiết lộ.
Trong số các thông tin được Phổ Nghi hé lộ trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", nhiều người không khỏi sốc khi ông công bố bí mật "động trời" về hoàng hậu Uyển Dung.
Sinh năm 1906, hoàng hậu Uyển Dung xuất thân từ gia tộc Quách Bố La thị. Đây là một trong những thế gia vọng tộc. Vào năm 1921, Vua Phổ Nghi tuyển chọn hoàng hậu. Sau cùng, Uyển Dung được chọn để trở thành hoàng hậu của ông. Hôn lễ của Vua Phổ Nghi với Uyển Dung được tổ chức xa hoa vào cuối năm 1922.
Theo đó, Uyển Dung trở thành hoàng hậu chính thức của triều đại nhà Thanh từ năm 1922 cho đến khi chế độ quân chủ bị bãi bỏ vào năm 1924. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của Vua Phổ Nghi và hoàng hậu Uyển Dung không hề hạnh phúc và không có con chung.
Góc khuất cuộc hôn nhân với hoàng hậu Uyển Dung đã được Phổ Nghi tiết lộ. Theo hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, hoàng hậu Uyển Dung tư thông với 2 người là: thị vệ Lý Thể Dục và Kỳ Kế Trung.
Thậm chí, Phổ Nghi còn tiết lộ năm 1935, hoàng hậu Uyển Dung mang thai sắp sinh. Khi ấy, ông vô cùng tức giận vì biết đứa trẻ trong bụng vợ không phải con của mình. Dù tức giận và muốn ly hôn nhưng ông không thể vì không muốn chuyện "xấu xí" này bị mọi người biết được.
Theo điều tra của Phổ Nghi, trong lúc ông không có ở nhà, hoàng hậu Uyển Dung bị nghiện thuốc phiện và cảm thấy cô đơn nên đã tư thông với thị vệ Lý Thể Dục và mang thai con của người này.
Lý Thể Dục thừa nhận đã "cắm sừng" Vua Phổ Nghi nhưng không nhận đứa con trong bụng hoàng hậu Uyển Dung là máu mủ của mình. Nguyên do là bởi thị về này khai rằng, bà hoàng này còn có một tình nhân khác là thị vệ Kỳ Kế Trung.
Kỳ Kế Trung là thị vệ được Phổ Nghi coi trọng, tin tưởng nhất vì đã đi theo ông hơn 10 năm. Ông hoàng nhà Thanh này còn cử Kỳ Kế Trung sang Nhật Bản du học. Do vậy, ông bàng hoàng, không thể ngờ Kỳ Kế Trung phản bội, ngoại tình với hoàng hậu Uyển Dung.
Dù muốn trừng phạt, giết chết 2 thị vệ đã "cắm sừng" mình nhưng vì danh dự của hoàng tộc và của bản thân, Phổ Nghi đã cho 2 tình nhân của vợ 400 đồng đại dương và yêu cầu họ không bao giờ được nói chuyện này ra và đi càng xa càng tốt.
Sau khi Uyển Dung sinh con, không ai biết số phận của đứa trẻ này như thế nào. Một số nguồn tin cho rằng, đứa trẻ bị giết ngay sau khi chào đời hoặc tử vong ngay sau khi chào đời. Vào năm 1946, bà qua đời trong tù. Một giả thuyết cho rằng bà được chôn cất ở phía nam Diên Cát - nơi bị cầm tù những tháng cuối đời. Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa tìm ra hài cốt của hoàng hậu Uyển Dung.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.
Hiện tại, tai nghe bluetooth Marshall Minor 3 và Apple AirPods 2 được các chuyên gia công nghệ đánh giá là hai ứng viên tiềm năng trong phân khúc tai nghe tầm trung.
Apple mới phát hành bản cập nhật bảo mật khẩn cấp để vá 2 lỗ hổng zero-day ảnh hưởng đến iPhone, iPad và Mac sau khi nhận được báo cáo về việc chúng có thể đã bị khai thác đối với các phiên bản iOS trước 16.7.1.
Suối Tía Đà Lạt chính là một trong những điểm dừng chân hấp dẫn của xứ sương mù. Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ma mị như lạc vào bối cảnh phim kinh dị.
Trùm phát xít Hitler được cho bắt đầu dùng ma túy từ năm 1936. Do nghiện ma túy nặng nên nhà độc tài còn bị rụng răng. Y dùng ma túy và nhiều chất kích thích nhằm giữ đầu óc tỉnh táo, hưng phấn, tràn trề sinh lực.
Trong lịch sử nhân loại, một số nữ hoàng quyền lực đã chứng minh cho thế giới thấy họ không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, giỏi mưu lược và nắm quyền khuynh đảo triều chính.
Bộ tứ cột đá nguyên khối ở hội quán Hà Chương, cột đá chùa Dạm, hai cột lan can tháp Báo Nghiêm ở chùa Bút Tháp… là những cột đá rồng cổ xưa được đánh giá là những kiệt tác điêu khắc đá của nước Việt.
Khi xem nhiều bộ phim cổ trang, khán giả thường nhìn thấy cảnh thái giám dùng kim bạc thử độc thức ăn cho hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Tuy nhiên, sự thật về việc này khiến nhiều người bất ngờ.
Nhân sự kiện tỉnh Quảng Ngãi lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Khoa học & Đời sống xin được giới thiệu những nét chính về khu di tích cách mạng nổi tiếng này.
Gia Dục quan là cửa ải ở phía tây của Vạn Lý Trường Thành. Khi ghé thăm nơi này, nhiều du khách sẽ chú ý đến một viên gạch đặt trên tòa tháp Gia Dục quan. Đằng sau hòn gạch này là một câu chuyện thú vị và ly kỳ.