Thuốc ức chế men chuyển với bệnh nhân đái tháo đường kèm bệnh thận

Còn với thuốc chẹn thụ thể thì các thuốc phổ biến như Irbesartan, Losartan, Telmisartan hay Valsartan được khuyến cáo vẫn dùng được cho những bệnh nhân có eGFR < 30 mL/ph, và không phải ngừng thuốc cả khi đã cần lọc máu.

Hỏi: Tôi bị bệnh thận mạn, đái tháo đường được bác sĩ kê đơn có thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể. Giờ đây tôi phải chạy thận nhân tạo không biết tôi có nên dùng tiếp thuốc hay ngừng thuốc?

Nguyễn Thị Luyến (Hà Nội)

thuoc-uc-che.jpg
Thuốc ức chế men chuyển với bệnh nhân đái tháo đường kèm bệnh thận được FDA hướng dẫn sử dụng

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai:  Trong một số buổi hội chẩn các bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn giai đoạn 4-5 (eGFR < 30 ml/ph), có đồng nghiệp rất ngại sử dụng các thuốc huyết áp nhóm ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể AT1 cho những bệnh nhân này.

Khi xem lại Hướng dẫn dựa trên sự chấp thuận của FDA (Cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ) thì thấy nhiều thuốc ức chế men chuyển vẫn dùng được và một số phải giảm liều.

Còn với thuốc chẹn thụ thể thì các thuốc phổ biến như Irbesartan, Losartan, Telmisartan hay Valsartan được khuyến cáo vẫn dùng được cho những bệnh nhân có eGFR < 30 mL/ph, và không phải ngừng thuốc cả khi đã cần lọc máu.

Tất nhiên sẽ không dùng khi có các chống chỉ định như hẹp động mạch thận 2 bên, tăng kali máu hoặc eGFR giảm trên 30% sau 4 tuần điều trị...

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top