Các loại hạt dinh dưỡng
Hạt yến mạch được mệnh danh là “nữ hoàng ngũ cốc” với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol.
Ngoài ra, trong ngũ cốc có chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch.
Hạt hạnh nhân có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa; các khoáng chất và vitamin có tác dụng giảm cholesterol xấu. Ngoài ra hạnh nhân còn kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu.
Đặc biệt, hạt hạnh nhân có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Và cũng có vai trò ngăn hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Trong lạc chứa hàm lượng sterol thực vật là “kẻ thù” của cholesterol. Lạc giảm thiểu cholesterol dung nạp và không cho cơ thể hấp thụ.
Mặc dù lạc chứa tới 48% chất béo nhưng đa phần là axit béo không bão hòa. Thực phẩm này giúp người có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch vành giảm bớt cholesterol, sau đó phân giải thành chất thải bài tiết ra bên ngoài.
Cá hồi
Cá hồi luôn nằm trong top đầu danh sách món ăn tốt cho đường máu và tim mạch. Trong cá hồi chỉ có 20mg cholesterol và chứa lượng lớn axit Omega 3 béo không bão hòa. Các chất này đều có tác dụng giảm 2 chỉ số cholesterol xấu và triglyceride. 2 chỉ số quan trọng gây nên các bệnh tim mạch và mỡ máu cao.
Ngoài ra, việc ăn cá hồi còn giúp mạch máu tăng độ đàn hồi, dẻo dai hơn, nhất là người đang điều trị máu nhiễm mỡ.
Quả táo
Quả táo hấp thụ cholesterol dư thừa do chất pectin phong phú trong táo và đào thải ra khỏi cơ thể. Chất pectin còn có thể kết hợp với vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó giảm mỡ máu.
Táo là loại thực phẩm giảm mỡ máu rất tốt vì trong táo có chứa chất pectin giúp hấp thụ lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể rồi sau đó đào thải ra ngoài. Đặc biệt, kết hợp táo với các loại thực phẩm giàu vitamin C sẽ làm tăng hiệu quả giảm mỡ máu. Bên cạnh đó, táo còn hỗ trợ quá trình phân giải chất béo trung tính, giúp ngăn chặn tình trạng tăng cân. Để thấy hiệu quả của táo đối với việc giảm mỡ máu, mỗi ngày nên ăn 2 quả táo và ăn trong 2 tháng.
Rau cần tây
Cần tây rất tốt cho sức khỏe nói chung và là thực phẩm giảm mỡ máu. Cần tây có chứa sắt, magie, ... và kích thích mật tiết dịch để tăng cường đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, cần tây cũng chứa rất ít calo và chất béo, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng khác như vitamin, protein, chất xơ, .... Mỗi ngày uống 1 ly nước ép cần tây và uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả giảm mỡ máu rõ rệt, đồng thời cần tây còn giúp phòng ngừa thiếu máu.
Mướp đắng
Y học đã chứng minh, mướp đắng là “kẻ thù của chất béo” vì khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu về mức an toàn.
Mặt khác, mướp đắng cũng là một loại món ăn rất dễ chế biến với hàm lượng vitamin C, glycoside ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…
Mướp đắng có vị đắng, tính hàn nên thường dùng để hạ nhiệt, giải độc, làm mát gan và giải khát rất tốt.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy 1 quả mướp đắng cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi mềm, sau đó lấy ra ăn. Kiên trì sử dụng như vậy sẽ thấy chỉ số mỡ máu của bạn được cải thiện đáng kể.
Gạo lứt
Gạo lứt là loại gạo khi xay xát không bị mất màng hay còn gọi là gạo nguyên cám. Gạo lứt có ưu điểm vượt trội so với gạo xát trắng thông thường khi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gamma orizanol (GO). Chất này ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, từ gan tiết ra và đào thải khỏi cơ thể.
Ngoài ra các vi chất tự nhiên trong gạo lứt như vitamin, đặc biệt là vitamin E; các axit béo thiết yếu; chất chống ôxy hoá; chất xơ giúp mật tiết vào lòng ruột đào thải cholesterol.
Dầu oliu
Dầu oliu giàu axit béo không bão hoà đơn, lượng triglyceride thấp. Có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu; duy trì cholesterol tốt bằng cách giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, xơ vữa động mạch,…
Đặc biệt, dầu ô liu ăn vào dễ tiêu vì trong quá trình chuyển hóa không để lại những chất cặn bã dư thừa có hại cho cơ thể; giúp giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính khác
Tuy nhiên, dầu ô liu được coi là có hàm lượng calo cao; vì vậy không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh (tương đương 25 ml) mỗi ngày.