Vitamin E: Vitamin E có tác dụng chống lại oxy hóa của LDL trong xơ vữa động mạch. Bổ sung vitamin E làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Vitamin E còn có tác dụng bảo vệ hệ thần kinh, hệ cơ xương và võng mạc mắt. Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm như: Hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bñ đỏ, măng tây, rau chân vịt, bắp cải, cải xoăn, súp lơ xanh, cá hồi, tôm hùm, thịt ngỗng...
Vitamin C: Cũng có đặc tính chống oxy hóa cao. Đây là vitamin mà cơ thể cần để hình thành các mạch máu, sụn, cơ và collagen trong xương. Vitamin C đóng vai trò là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tác động của các gốc tự do. Đây là các phân tử được tạo ra khi cơ thể phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và chất phóng xạ. Các gốc tự do đóng một vai trò trong nguyên nhân gây bệnh tim, ung thư và các bệnh khác. Ngoài ra, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ và lưu trữ sắt. Cần bổ sung vitamin C đầy đủ thông qua chế độ ăn uống từ trái cây họ cam quýt, quả mọng, khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, bông cải xanh và rau bina...
β- caroten: Cũng là chất chống oxy hóa cao có vai trò giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Những thực vật mà có màu vàng, cam và những loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu beta caroten như bí ngô, cà rốt, khoai lang, xoài, đu đủ, đào...
Chất đạm: Trong đậu tương có vai trò làm giảm cholesterol, LDL và triglycerid. FDA Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi ngày sử dụng 25g đậu tương nhằm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Các phytoestrogen (isoflavon) đậu tương có khả năng cải thiện các lipid máu: Làm giảm cholestẻol, bảo vệ chống lại bệnh vành tim
Các axit béo omega-3: Gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò các axit béo omega-3 (n-3) trong phòng chống các bệnh tim mạch. Các loại cá, dầu cá chứa nhiều axit béo chưa no họ n-3: EPA và DHA có tác dụng hạ thấp cholesterol. Vì vậy, chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung các axit béo n-3 để phòng các bệnh mạch vành và cụ thể trong chế độ ăn, mỗi tuần nên có 2 - 3 lần ăn cá thay cho thịt. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa axit béo chưa no n-6 linoleic có nhiều trong dầu thực vật, có tác dụng làm giảm cholesterol và giảm LDL. Nhưng khi khẩu phần nghèo các chất chống oxy hóa thì chúng lại làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và một số ung thư. Vì vậy, khẩu phần có nhiều axit béo không no nhóm n-6 cần giầu các chất chống oxy hóa.
Một số hoạt chất khác trong thực vật: Allylic sulfid có trong hành, tỏi có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol. Catechin trong chè xanh, quả dâu có tác dụng làm giảm cholesterol. Lignan có trong đậu tương, hạt toàn phần, quả nho có tác dụng giảm cholesterol. Monoterpen có trong rau quả, cà chua có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol. Sterol thực vật, có trong rau quả, đậu tương, hạt toàn phần có tác dụng giảm cholesterol.
Khẩu phần và chế độ ăn liên quan đến bệnh ti mạch: Ăn nhiều thực phẩm giàu axit béo no như chế độ ăn nhiều thịt, sản phẩm sữa, thực phẩm có nhiều axit myristic và palmitic, mỡ động vật; Khẩn phần giàu axit béo thể trans (dầu cứng công nghiệp, dầu mỡ hydrogen hóa); Khẩu phần ăn natri cao; Khẩu phần rượu cao; thửa cân, cà phê luộc không lọc, cholesterol khẩn phần, chất béo giàu axit lauric... là yếu tố tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh các loại, cá và các loại dầu cá (EPA và DHA), thực phẩm giàu kali, khẩu phần rượu thấp hoặc vừa phải; thực phẩm giàu axit – linoleic và oleic (thực phẩm thực vật như dầu đậu nành, hướng dương), ngũ cốc toàn phần, thực phẩm giàu đạm từ thực vật và hoạt động thể lực giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm)