Thực phẩm cần tránh khi dùng siro ho

(khoahocdoisong.vn) - Siro chống ho là dạng thuốc lỏng, dễ uống. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, cần tránh.

Thực phẩm tanh hoặc có nguồn gốc từ động vật dưới nước: Thực ra giữa chất tanh hoặc các thực phẩm có nguồn gốc thuỷ hải sản và thuốc không có tác dụng đối kháng trực tiếp. Nhưng tốt hơn hết là không nên dùng chung vì chúng làm giảm sự hấp thu của thuốc.

Siro chống hô về đa phần được bào chế từ thảo dược, rất gần thuốc Đông y về thành phần. Một trong các nguyên tắc cơ bản của thuốc Đông y đó là kiêng các chất tanh vì dễ gây tiêu chảy ở những người có thể trạng tiêu hoá kém.

Bên cạnh đó, trong thành phần của siro chống ho thường có thuốc chống dị ứng. Thủy hải sản lại là những thứ dễ gây dị ứng nhất. 

Cho nên, tốt nhất không nên dùng thực phẩm thuỷ sản chung với siro chống ho.

Rau sống: Đã dùng siro chống ho thì không nên dùng rau sống, nhất là rau muống sống vì có thể gây ra khó tiêu, chậm tiêu hoặc dễ gây ra rối loạn tiêu hoá.

Trong khi đó, thuốc lại cần dễ được hấp thu nhất là ở đoạn ruột non. Nếu như dùng rau muống sống thì sự hấp thu này ở ruột non giảm hẳn. Hơn thế nữa, rau muống sống nếu không được vệ sinh rất dễ gây tiêu chảy giống như với thực phẩm chứa chất tanh.

Tránh uống trước ăn: Nếu đã uống siro chống ho thì không nên uống trước ăn vì có thể gây ra giảm cảm giác thèm ăn ở người dùng. Nhất là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân là thuốc siro chống ho rất dễ gây ra ho từ tác dụng lỏng đờm gây ra. Nếu như bạn cho em bé uống ngay trước ăn thì sẽ gây ho liên tục. Ho nhiều và mạnh dễ gây ra nôn trớ và không muốn ăn.

Cho nên tốt nhất là bạn nên uống thuốc trước ăn tối thiểu 1h. Còn tốt hơn hết là uống thuốc sau khi ăn 30 phút. Thời gian này đủ để cho thuốc cách xa bữa ăn một khoảng an toàn và thực phẩm kịp đi xuống ruột. Tình trạng nôn trớ không xảy ra.

BS Cao Hồng Phúc (Bệnh viện Quân y 103)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top