Thực đơn giúp tăng chất lượng tinh trùng

Chất lượng tinh trùng của nam giới chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của họ. Với nam giới, tinh trùng là yếu tố quyết định khả năng về đường con cái.
chất lượng tinh trùng

Rau mầm chứa nhiều vitamin C và acid folic kết hợp với lycopene trong cà chua và tôm sẽ làm tăng sức sống và khả năng vận động của tinh trùng.

Mặt khác, tinh trùng còn ảnh hưởng đến sự khỏe mạnh và trí thông minh của đứa trẻ sau khi chào đời.

Tinh trùng có chất lượng tốt là khi có đủ số lượng, có hình thể bình thường và có khả năng di chuyển nhanh. Tác giả nghiên cứu Vivian Lewis tại Đại học Rochester, New York, cho biết: “Chất lượng của tinh trùng bị ảnh hưởng bởi lượng chất chống ôxy hoá được hấp thụ, các chất chống ôxy hoá trong trái cây và rau quả có thể giúp ngăn ngừa các yếu tố độc hại khiến tinh trùng lờ đờ và mất khả năng thụ tinh cho trứng”.

Nhìn chung, đàn ông ăn ít rau quả và trái cây nhất thì có độ lưu động tinh trùng thấp nhất và tỷ lệ hiếm muộn cao. Cụ thể, chất chống ôxy hoá glutathione và cryptoxanthin có nhiều ở những thực phẩm có màu tươi sáng như rau xanh, cà chua, hạt tiêu và cam, đều giúp cho tinh trùng khoẻ mạnh.

Nếu muốn tăng cường khả năng làm cha, đàn ông nên ăn nhiều loại rau quả trái cây khác nhau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo và thịt nạc.

Duy trì chế độ ăn có đầy đủ ngũ cốc ít qua chế biến như: gạo, bắp, khoai, rau trái cây có màu sắc tự nhiên (xanh – đỏ – tím – vàng), giàu chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin E. Các thức ăn động vật như cá, thủy hải sản và chất béo cần được cung cấp ở mức độ vừa phải.

Vitamin B9 (acid folic) giúp tạo ra các tinh trùng hoàn toàn mới: Có trong rau xanh, phô mai lên men hay trứng. Nồng độ acid folic trong máu có mối liên quan với số lượng và chất lượng tinh trùng. Vì vậy, nếu để thiếu hụt acid folic có thể dẫn đến giảm số lượng tinh trùng.

Đặc biệt là vitamin E có tác dụng tốt đến việc sinh sản tinh trùng và giúp tinh trùng không bị tổn thương. Nếu vitamin E làm tăng khả năng tái sinh của ống sinh tinh, làm tăng số lượng tinh trùng, thì vitamin C có tác dụng giúp cho tinh dịch không bị dính kết với nhau. Các thực phẩm giàu kẽm, folic acid và vitamin C gồm có: chuối, bông cải xanh, thịt đậm màu, bưởi, thịt bò, nước cam, đu đủ, rau mầm, ngũ cốc nguyên hạt…

Lycopen là chất tạo nên sắc tố đỏ trong một số loại quả chín, thuộc nhóm carotenoid như dưa hấu, nho, cà chua và hải sản vỏ cứng. Nam giới hiếm muộn được điều trị bằng 2mg lycopen uống mỗi ngày. Sau 3 tháng, bạn sẽ nhận thấy: chất lượng tinh dịch, sức sống và khả năng vận động của tinh trùng được cải thiện.

Các yếu tố vi lượng cũng rất cần thiết cho sự sinh tinh, trong đó phải kể đến kẽm và mangan. Nồng độ kẽm trong tinh dịch có liên quan trực tiếp đến độ di động của tinh trùng và nếu chế độ ăn thiếu kẽm có thể làm giảm cả về số lượng tinh trùng lẫn thể tích tinh dịch. Trà hay cà phê làm tăng tỷ lệ tinh trùng hoạt động và tăng tuổi thọ bởi chất caffein. Trà cũng chứa nhiều mangan nên thói quen uống trà sẽ có lợi cho những người hiếm muộn.

Nên bỏ hút thuốc và hạn chế rượu: Hút thuốc gây rối loạn chức năng cương dương. Tinh trùng của người nghiện thuốc lá có thể có hình thể bất thường và di chuyển chậm hơn so với những người không hút thuốc. Uống nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone và cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu đặc biệt có hại cho tinh trùng so với người chỉ nghiện một loại.

Ngoài chế độ ăn còn nhiều yếu tố khác có hại đến chất lượng tinh trùng, ví dụ như cuộc sống nhiều stress, ít vận động, dùng một số thuốc, các chất độc hại trong môi trường sống… Vì vậy hãy biết cách ăn uống và điều phối cuộc sống một cách hợp lý, bạn sẽ là người cha có những đứa con khỏe mạnh.

BS Trần Anh Ngọc

(Theo Sức khỏe và Đời sống)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top