Thói quen xấu hằng ngày có thể khiến huyết áp tăng "vù vù"

Huyết áp tăng đột biến là tình trạng áp lực máu tác động vào thành mạch đột nhiên tăng cao. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến cố nguy hiểm như vỡ mạch máu, tai biến mạch máu não, suy tim cấp…

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch, là một thông số nhận biết tình hình sức khỏe. Chỉ số cao huyết áp là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dưới đây là một số thói quen xấu hàng ngày có thể khiến huyết áp tăng:

Lười hoạt động thể chất

Lối sống ít vận động, không hoạt động thể chất thường xuyên cũng dẫn đến tăng cân và tăng huyết áp. Do đó, tham gia tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ cho hệ thống tim mạch được kiểm soát.

Ngủ không đủ giấc

Nếu ban đêm người bệnh không ngủ đủ giấc, khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể gặp cơn tăng huyết áp đột ngột. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp và giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng stress, tăng khả năng sáng tạo. Người bệnh cần lưu ý ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, ngủ đúng giờ.

Căng thẳng

Căng thẳng mạn tính cũng là một nguyên nhân làm tăng huyết áp. Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline, khiến huyết áp tạm thời tăng lên. Căng thẳng kéo dài mà không có cơ chế đối phó hiệu quả, dẫn đến huyết áp cao kéo dài. Do đó, một số hoạt động giảm căng thẳng như yoga, thiền… là những giải pháp tốt để giảm căng thẳng.

Tiêu thụ quá nhiều caffeine

Mặc dù lượng caffeine vừa phải thường an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng tiêu thụ quá mức có thể tạm thời làm tăng huyết áp. Điều cần thiết là phải theo dõi lượng caffeine từ các nguồn như cà phê, trà và nước tăng lực, đặc biệt ở những người có một hoặc các yếu tố nguy cơ khác như béo phì, đái tháo đường, lối sống ít vận động, rối loạn giấc ngủ…

Ăn quá nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều muối trong chế độ ăn uống, dẫn đến giữ nước và tăng lượng máu, gây áp lực lên mạch máu và làm tăng huyết áp.

Trong khi các yếu tố lối sống đóng một vai trò quan trọng, di truyền cũng ảnh hưởng đến huyết áp. Những cá nhân có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp có nguy cơ cao hơn. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh lối sống để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Chế độ ăn thiếu khoa học

Chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thuốc điều trị là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tăng huyết áp. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Người bệnh tăng huyết áp cần ăn đủ bữa, đúng bữa. Trong thực đơn hàng ngày chú ý bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây. Bởi chất xơ trong rau củ quả, ngũ cốc (gạo lứt, các loại đậu…) sẽ có tác dụng chuyển hóa các chất béo, làm hạ huyết áp.

Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế đồ ăn nhiều mỡ và ăn giảm ngọt. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: măng, các loại hạt đậu… Mỗi ngày nên ăn từ 55-85g các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phomai…

Ngoài ra một số chất béo có nguồn gốc thực vật và các loại dầu thực vật, dầu cá, các loại hạt có chất béo như: hạt hạnh nhân, hạt mè, hạt hướng dương... cũng rất tốt. Người bệnh nên ăn nhiều cá, hải sản đồng thời giảm các loại thịt đỏ (lợn, bò), trứng.

Theo Đời sống
back to top