Thói quen giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là cách giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là khi tiêu hóa thức ăn tốt, giúp cơ thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, chức năng đại tiện bình thường, ít mắc phải các triệu chứng rối loạn về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi,..

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, áp lực công việc, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hệ tiêu hóa. Các chuyên gia y tế đều cho rằng nhịp sống hiện đại đang trở thành một trong những yếu tố khiến cho nhiều người dễ dàng mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tiêu hoá gặp rắc rối không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe mà còn làm giảm sút chất lượng công việc, sinh hoạt mà còn khiến sức khỏe tổng quát của cơ thể cũng dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Dưới đây là một số thói quen tốt giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa:

Ngủ đủ giấc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với chức năng não, quá trình trao đổi chất, điều chỉnh cảm giác thèm ăn, chức năng miễn dịch. Cơ thể mất ngủ trong thời gian dài ảnh hưởng đến nhịp sinh học, từ đó thay đổi tính đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột.

Tập thể dục đều đặn và kiểm soát căng thẳng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hệ tiêu hóa và não có mối liên kết mật thiết. Do đó, stress thường xuyên sẽ sinh ra các vấn đề về tiêu hóa. Các chuyên gia y tế cho biết, các chất dẫn truyền thần kinh sẽ yếu đi khi bị stress, trong đó có serotonin có vai trò hỗ trợ điều tiết và kích thích quá trình tiêu hóa. Bệnh nhân sẽ không muốn ăn uống, tăng tiết axit, giảm prostaglandin bảo vệ dạ dày gây xuất huyết dạ dày mảng rộng, gây rối loạn nhu động ruột, từ đó mắc hoặc làm trầm trọng thêm các bệnh về tiêu hoá như viêm đại tràng co thắt, bệnh dạ dày, tình trạng tiêu chảy, khô miệng, ăn không tiêu...

Uống nhiều nước

Nước giúp mọi thứ di chuyển trong cơ thể, do đó bạn ít bị táo bón, vốn có thể gây đầy hơi và đau bụng, đồng thời cũng ít bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nước cũng giữ cho làn da của bạn ngậm nước và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường bằng cách hoạt động như một phương tiện vận chuyển để trao đổi nhiệt với môi trường.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Uống 6-8 ly (khoảng 2 lít) nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể đủ nước trong ngày. Lưu ý rằng đây là hướng dẫn cơ bản và nhu cầu nước thực tế của bạn sẽ thay đổi tùy theo trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động, môi trường sống,...

Giảm lượng đường nạp vào cơ thể

Đường không chỉ góp phần làm tăng cân mà còn ảnh hưởng đến mức độ tiêu hóa thức ăn của bạn - đặc biệt nếu bạn ăn nhiều. Đường nuôi vi khuẩn xấu trong ruột của bạn, có thể gây khó chịu và đầy hơi. Vì vậy, cắt giảm lượng đường có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt. Đường cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác như mụn trứng cá hoặc mức năng lượng thấp do lượng đường trong máu dao động do tiêu thụ quá nhiều đường cùng một lúc.

Ăn chậm

Nhai kỹ thức ăn, không nên ăn uống quá nhanh vì nhai kỹ giúp đảm bảo tiêu hóa tốt hơn, nhanh chóng và hấp thụ tối ưu các chất dinh dưỡng. Một quá trình tiêu hóa lành mạnh giúp giảm bớt sự khó chịu ở ruột.

Ăn thực phẩm lên men thường xuyên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ thực phẩm lên men như sữa chua, sữa chua Hy Lạp nguyên chất không béo, kim chi, kombucha, kefir... thường xuyên có hệ vi sinh vật đường ruột đa dạng và khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ruột chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn thân thiện giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt. Bất cứ thứ gì duy trì hệ thực vật đường ruột đều là liều thuốc bổ cho sức khỏe đường ruột. Theo một số nghiên cứu, thực phẩm lên men có thể tạo cơ hội cho các khuẩn lạc (cụm) nhỏ của vi khuẩn hiện có phát triển và sinh sôi.

Theo Đời sống
back to top