Thời điểm uống nước giúp cơ thể tỉnh táo, sạch đường tiêu hóa

Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo.

Uống đủ nước trong một ngày có thể giúp các tế bào của cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, hỗ trợ sức khỏe của các cơ quan khác như da, cơ và khớp. Tuy nhiên, việc uống một vài ly nước ấm vào mỗi buổi sáng còn mang lại được nhiều lợi ích hơn cả.

Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Ảnh minh họa

Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Ảnh minh họa

Làm sạch đường ruột

Uống nước ấm buổi sáng là một cách để cải thiện sức khỏe một cách đơn giản, nhanh chóng. Khi cơ thể thiếu nước, ruột non sẽ hấp thụ toàn bộ nước qua đường ăn uống, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước và dẫn đến táo bón, mệt mỏi,… lâu dần còn làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

Khi này, các chuyên gia khuyến cáo bất cứ ai cũng nên uống một cốc nước vào buổi sáng, tốt nhất là nước ấm để bù nước cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

Giúp cơ thể tỉnh táo

Uống nước sau khi thức dậy cũng có tác dụng kích thích sự tỉnh táo của cơ thể. Việc bổ sung nước giúp các tế bào nhanh chóng hấp thụ, khởi động quá trình tuần hoàn và trao đổi chất.

Khoảng 10 giây sau khi uống nước, các phân tử nước đã có thể đến mọi bộ phận trong cơ thể, giúp cơ thể tỉnh táo từ bên trong. Ngoài ra, nước còn giúp da căng mọng, đàn hồi, tạo nên vẻ ngoài tươi tắn và rạng rỡ.

Hỗ trợ giảm cân

Uống nước buổi sáng không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa nói riêng mà còn cả cơ thể nói chung, đặc biệt là những chị em đang muốn giảm cân, kiểm soát cân nặng tốt hơn. Một cốc nước trước khi ăn sáng sẽ tạo ra cảm giác no, từ đó giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong bữa sáng, tăng tốc độ trao đổi chất lên đến 30% và đốt cháy calo, mỡ thừa hiệu quả hơn rất nhiều.

Giúp làm đẹp da, tóc

Những đốm nâu, vết thâm đen xuất hiện trên da thông thường là do sự tích tụ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, hiện tượng mất ngủ cũng tạo ra nhiều nếp nhăn và lỗ chân lông to.

Uống nhiều nước vào sáng sớm giúp loại bỏ độc tố, bù nước cho cơ thể, qua đó làm mờ vết thâm, đốm nâu, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp làn da mềm mịn và tươi sáng hơn.

Không chỉ giúp làm đẹp da, uống đủ nước còn cung cấp độ ẩm và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu nước, da đầu có thể trở nên khô và bắt đầu sản xuất nhiều dầu, uống nhiều nước giúp cân bằng độ ẩm và giảm tiết dầu. Ngoài ra, nước cũng giúp vận chuyển máu và dưỡng chất đến các nang tóc, giúp tóc khỏe từ gốc đến ngọn.

Tốt cho thận

Uống nước vào buổi sáng cũng là cách tốt để duy trì sức khỏe của thận. Khi cơ thể thiếu nước, các chất kết tinh trong cơ thể dễ tích tụ, hình thành sỏi thận.

Việc bổ sung nước vào buổi sáng giúp làm loãng các chất cặn bã, giảm nguy cơ tích tụ sỏi thận và cải thiện chức năng của thận. Thận hoạt động tốt sẽ giúp cơ thể loại bỏ độc tố hiệu quả hơn, duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động trơn tru.

Lưu ý khi uống nước buổi sáng

Ngoài việc duy trì thói quen uống nước buổi sáng, bạn cũng nên lưu ý những điều dưới đây để cải thiện sức khỏe hiệu quả nhất:

Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh: Nước ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể dẫn đến bỏng, tổn thương các mô mềm ở khoang miệng và cổ họng nên khi uống nước buổi sáng, bạn hãy kiểm tra trước nhiệt độ của nước để chắc rằng nước ở mức nhiệt an toàn, phù hợp.

Không nên uống nước muối: Uống nước muối khi chưa ăn sáng, bụng đang đói có thể khiến bạn buồn nôn, nôn mửa do lượng natri trong máu tăng cao đột ngột gây mất cân bằng điện giải, gây ra các biểu hiện như chuột rút, đau đầu, chóng mặt, cơn co giật, rối loạn nhịp tim,…

Không nên uống nước trái cây: Nếu bạn uống nước trái cây khi chưa ăn sáng, khả năng cao bạn sẽ bị đau bụng, mệt mỏi,…, đặc biệt là người bị đau dạ dày hoặc gặp vấn đề khác về đường tiêu hóa. Không chỉ vậy, lượng đường trong nước trái cây còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, tăng cân,…

Theo Đời sống
back to top