Thính giác của người già mắc chứng đau nửa đầu và nghễnh ngãng

Tai nghễnh ngãng là biểu hiện hay gặp ở người cao tuổi, được y học gọi với cái tên “lão thính”. Tình trạng này được định nghĩa là sự suy giảm hoặc mất cảm giác ở thính giác. Nhiều nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, chứng đau nửa đầu và nghễnh ngãng có mối quan hệ mật thiết với nhau

Chứng đau nửa đầu có thể phát triển thành một tình trạng hiếm gặp như mất thính giác

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và nghễnh ngãng

Theo Migraine.com, có hơn 37 triệu người Mỹ bị chứng đau nửa đầu- một chứng bệnh thần kinh đặc trưng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, não của người bệnh gặp phải chứng đau nửa đầu có khác biệt về mặt sinh hóa học so với người không mắc căn bệnh này.

Đau nửa đầu có thể là di truyền và thường ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các triệu chứng phổ biến nhất của đau nửa đầu là: Đau nhức ở một bên đầu, buồn nôn, thay đổi về tầm nhìn,… Đau nửa đầu có thể kéo dài từ 4 giờ đến vài ngày.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Khoa Thần kinh và Tâm lý- Bệnh viện Đại học Assiut, Ai Cập cho thấy, đau nửa đầu có mối quan hệ mật thiết với chứng nghễnh ngãng thường gặp ở người cao tuổi.

Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm tra điện sinh lý, các nhà khoa học nhìn vào chức năng của ốc tai và so sánh thính giác của người bệnh mắc chứng đau nửa đầu và người không mắc bệnh này.

Kết quả cho thấy, 2/3 những người đau nửa đầu có một hoặc nhiều dị dạng trong ốc tai. Thử nghiệm bao gồm: Xét nghiệm phát thải otoacoustic (OAE), đo lường sự phát ra từ sự rung động của các tế bào lông trong ốc tai khi nó được kích thích và xét nghiệm đáp ứng thấu não (ABR) thính giác, đo phản ứng của não đối với âm thanh.

Các nhà nghiên cứu nhận định, những bất thường này có thể là kết quả của việc cung cấp máu bị tổn thương vào hệ thống thính giác do những cơn đau nửa đầu.

Điều này rất quan trọng, bởi vì các tế bào lông cảm giác trong ốc tai phụ thuộc vào sự tuần hoàn lành mạnh để hoạt động bình thường. Sự giảm lưu thông máu có thể làm cho những tế bào lông này hư hỏng hoặc chết đi, gây ra chứng nghễnh ngãng.

Thêm vào đó, một nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Loan cũng cho thấy, chứng đau nửa đầu có thể phát triển thành một tình trạng hiếm gặp như mất thính giác thần kinh đột ngột. Những người bị ảnh hưởng bởi tình trạng này thường bị mất thính giác nhanh chóng, không rõ ràng, ở 1 hoặc 2 tai và có thể xảy ra ngay lập tức hay trong vài ngày.

Điều trị chứng đau nửa đầu tùy thuộc vào tần suất đau cũng như thể trạng của mỗi cá nhân. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cần ghi lại những lần mắc chứng đau nửa đầu để bác sĩ có chẩn đoán phù hợp. Nếu bạn bị nghễnh ngãng, mất thính lực bất ngờ, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.

Phòng ngừa và điều trị nghễnh ngãng do đau nửa đầu nhờ sản phẩm thảo dược chứa cây cối xay

Để chứng đau nửa đầu không ảnh hưởng tới khả năng nghe, gây ra chứng nghễnh ngãng, điều quan trong nhất là bạn cần điều trị chứng đau nửa đầu càng sớm càng tốt. Cùng với đó, bạn có thể sử dụng cây cối xay để tăng cường sức khỏe thính lực, điều trị các bệnh về tai hiệu quả.

Trong Đông y, cây cối xay có vị ngọt, tính bình, giúp hoạt huyết, thanh nhiệt. Từ lâu đời, dân gian đã biết dùng cây cối xay để chữa các chứng bệnh về tai như: Suy giảm thính lực, ù tai, nghễnh ngãng, viêm tai giữa,…

Ngày nay, nhằm tăng cường hiệu quả chữa các bệnh về tai, cối xay đã được sử dụng là thành phần chính, phối hợp với các vị thuốc thảo dược có tác dụng bổ thận, chống viêm, hoạt huyết như: Câu kỷ tử, đan sâm, cẩu tích, cốt toái bổ,… sẽ tạo thành một bài thuốc toàn diện giúp tăng cường thính lực, hỗ trợ điều trị chứng ù tai, điếc tai, nghe kém, nghễnh ngãng, cùng như các bệnh về tai khác hiệu quả.

Hãy sử dụng sản phẩm có chứa thành phần chính từ cây cối xay mỗi ngày để tăng cường thính lực và phòng ngừa chứng nghễnh ngãng hiệu quả.

Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thính – Giúp tăng cường sức khỏe thính giác

Đối tượng sử dụng Kim Thính là người bị suy giảm thính lực như ù tai, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục; đối tượng bị suy giảm thính lực sau khi điều trị bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực. Nên uống sản phẩm trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt.

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

MI ANH

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top