Thanh lọc cơ thể khi nào và bằng gì?

Cần thanh lọc cơ thể vì hàng ngày chúng ta tiếp xúc hoặc đưa vào cơ thể quá nhiều chất độc như virus, vi khuẩn, kim loại nặng, thuốc kích thích tăng trưởng.

Nếu “nhà máy chống độc” của cơ thể (gan, dạ dày ruột, thận, các enzyme, hệ thống miễn dịch, tuyến mồ hôi, hô hấp) hoạt động tốt và hiệu quả thì cơ thể chưa bệnh. Nhưng theo thời gian, chất độc tiếp tục được đưa vào và “nhà máy chống độc” bị quá tải, cơ thể bạn sẽ bị nhiễm độc.

Dấu hiệu của cơ thể nhiễm độc

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đã bị nhiễm độc tố: Hơi thở và các chất bài tiết (phân, nước tiểu, mồ hôi, hơi từ ruột) có mùi hôi, rêu lưỡi dày (lớp bẩn bám trên bề mặt lưỡi), loét niêm mạc miệng. Bụng trướng hoặc đầy, táo bón hay phân sệt hoặc có nhày hay máu kéo dài. Ngứa ngoài da, trứng cá, da nổi đỏ, dị ứng (với hóa chất, nước hoa). Trong người nóng bức, tiểu lượng ít với màu vàng đậm, tăng tiết nhiều mồ hôi.

Một số biểu hiện khác là phù mi mắt, chân và hay chảy nước mũi; mỡ bụng, mỡ tạng nhiều. Bạn cũng cảm thấy đói thường xuyên, đường huyết không ổn định; viêm, sỏi túi mật. Tình trạng khác là sụt cân kéo dài, dễ bị cảm cúm; mệt mỏi dai dẳng hoặc vào buổi sáng sớm ủ rũ, buồn chán, tâm trạng không ổn định. Mất ngủ hoặc tỉnh giấc sớm khoảng 2-3 giờ sáng. Đau, sưng hoặc cứng các khớp vào buổi sáng. Suy giảm chức năng tình dục…

Các biện pháp thanh lọc hiệu quả

Khi bộ máy thanh lọc cơ thể chưa quá tải, ta nên củng cố sức đề kháng và ổn định bộ máy thanh lọc của cơ thể bằng cách: giữ ổn định thần kinh, tâm lý cân bằng qua việc tập thể dục vừa sức, ngủ đủ giờ, thực hành thiền định. Tư duy tích cực, tìm hạnh phúc trong cuộc sống để giúp hạn chế gốc tự do và tế bào được bảo vệ tốt nhất. Tăng sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch với việc sử dụng sớm và hợp lý một số dược thảo như linh chi, nhân sâm, tỏi, đông trùng hạ thảo...

Uống đủ nước có tính kiềm nhẹ, trung bình từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày; kiêng thuốc lá, rượu bia; hạn chế cà phê và nước có gas; ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, trái cây tươi sạch, giảm thức ăn chế biến sẵn.

Bạn cũng cần tăng lượng vitamin C có trong trái cây và rau tươi nhằm tăng sản xuất glutathione là một chất chống oxyt hóa mạnh (xét nghiệm gián tiếp Gama-GT trong máu). Giảm đường tinh luyện (đường trắng), chọn carbonhydrate dạng phức từ thực phẩm nguyên hạt, hạn chế carbohydrate dạng đơn có trong gạo trắng, bánh mì, mì sợi…

Cải xoăn và các loại rau lá màu xanh đậm, chứa nhiều chất xơ và các hoạt chất giúp giảm tình trạng nhiễm acid của cơ thể. Sử dụng một ít tỏi tươi (chứa allicin, selenium tăng hoạt động thải độc của gan), vài lát gừng (thúc đẩy tuần hoàn, chống viêm), tăng cường trái cây họ cam quýt (chanh, bưởi, cam) có chứa acid citric, vitamin C giúp thanh lọc cơ thể.

Giải độc khi cơ thể quá tải

Nên bổ sung thực phẩm sạch, có chứa chelate (bắt giữ chất độc hại và thải chúng ra ngoài) như hành tây, tỏi, hẹ, gừng, gạo lứt, các loại hạt, bông cải xanh… Kết hợp tăng cường sản phẩm từ đậu nành, óc chó, mè, gấc, ớt chuông, cá, sò, mực… vì có chứa chất selene. Ngoài ra thực phẩm chứa pro – pre biotic như rong biển, tảo, quả bơ, ngó sen, natto… rất có hữu ích cho cơ thể

Để tăng sức đề kháng, bạn nên uống một số loại trà thảo dược (an toàn) như artichaud, cỏ mực, rễ tranh, kim ngân hoa, bồ công anh, bạch hoa xà thiệt thảo, râu mèo, cà gai leo, cỏ tranh, mã đề, sâm đại hành, nghệ, rau má, tía tô… Khi cần thiết có thể cần đến sự tư vấn của thầy thuốc để chọn phương pháp “thanh lọc cơ thể” tối ưu nhất.

Để bộ máy chống độc tự nhiên hoạt động hiệu quả và không quá tải, mỗi chúng ta luôn lắng nghe “tiếng nói trung thực” của cơ thể và nên thực hiện ngay: Điều chỉnh lối sống hợp lý, ăn sạch uống sạch, thanh lọc cơ thể bằng liệu pháp thiên hiệu quả, trước khi bệnh xuất hiện. Bạn cần hiểu rằng thầy thuốc tốt nhất là chính mình và phòng bệnh vừa tốt, vừa hiệu quả hơn chữa bệnh.

Theo BS Trần Văn Năm (Sài Gòn đầu tư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top