Tập đoàn Raytheon, Mỹ phát triển tên lửa không đối không thế hệ mới

(khoahocdoisong.vn) - Tập đoàn quốc phòng Raytheon tuyên bố đang phát triển một tên lửa không đối không mới, có kích thước bằng một nửa so với vũ khí hiện tại nhưng có tốc độ và khả năng cơ động cao hơn nhiều.

Trong trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Không quân, lãnh đạo tập đoàn Raytheon tuyên bố, loại tên lửa không đối không mới, mang tên là Peregrine, được phát triển để tiêu diệt máy bay không người lái, máy bay có người lái và tên lửa hành trình trên các phạm vị chiến đấu đường không.

Mark Noyes, giám đốc phát triển kinh doanh của Raytheon trong lĩnh vực các hệ thống tác chiến đường không cho biết: Peregrine là sự phát triển của 2 loại tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) và tên lửa tầm gần AIM-9X Sidewinder với khả năng cơ động cao.

Các kỹ sư tập đoàn đã lấy những công nghệ từ hai hệ thống ưu việt đó và kết hợp lại, để tạo ra một hệ thống tên lửa mới, có tên gọi tạm thời là Peregrine.

Tên lửa có được khả năng cơ động cao nhờ công nghệ lửa đẩy vectơ lực đẩy tương tự như trên AIM-9X, Noyes nói: “Đây sẽ là một tên lửa tầm trung. Tôi không thể đi sâu vào chi tiết cụ thể, nhưng tên lửa có thể được phát triển từ tầm ngắn, tầm trung đến tầm xa.

Noyes cũng lưu ý rằng tên lửa có đầu dẫn hoàn toàn tự động, hệ thống tìm kiếm và đeo bám, khóa mục tiêu ba chế độ như radar, hồng ngoại và điều khiển của phi công, nhưng từ chối không thông tin về những cảm biến mà vũ khí được trang bị.

Theo ông Noyes, Raytheon chủ động phát triển Peregrine, không theo bất kỳ yêu cầu hoặc chương trình phát triển vũ khí quân sự cụ thể nào của Mỹ. Tập đoàn chế tạo tên lửa mới chủ yếu bằng các quỹ nghiên cứu và phát triển nội bộ.

Tên lửa có kích thước và chi phí chỉ bằng một nửa so với các tên lửa không đối không ngày nay. Raytheon cho biết không phát triển Peregrine như một sự thay thế cho AMRAAM hoặc AIM-9X, mà coi đây là một dòng vũ khí riêng biệt. Tên lửa có chiều dài khoảng 1,8m (6ft), nặng 68kg (150lb), nhỏ hơn đáng kể so với các phiên bản trước (tên lửa AMRAAM dài 3,7m).

Theo nhận xét của ông Noyes, nếu trang bị tên lửa này, các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hoặc thứ năm có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần số lượng vũ khí mang theo. F-35 có thể mang theo số lượng tên lửa gấp đôi vũ khí hiện nay.

Ông Thomas Bussing, phó chủ tịch của công ty Raytheon Advanced Missile Systems phát biểu: “Peregrine sẽ cho phép các phi công chiến đấu của Mỹ và đồng minh mang thêm nhiều tên lửa hơn để duy trì sự thống trị trên không. Với hệ thống cảm biến, dẫn đường và động cơ tiên tiến được lắp đặt trong một khung sườn phương tiện bay nhỏ hơn, vũ khí mới này là một bước tiến đáng kể trong phát triển các tên lửa không đối không mới”.

Công ty không thông báo chi tiết về thời điểm tên lửa mới có thể sẵn sàng để thử nghiệm, được đưa vào biên chế hoặc xuất khẩu cho các quốc gia đồng minh.

Không quân Mỹ hiện chủ yếu được biên chế các tên lửa không đối không Sidewinder AIM-9 và AIM-120 AMRAAM. Cả hai loại tên lửa này đều được Raytheon sản xuất. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc từ năm 2018, Raytheon và Lockheed Martin nhận được các hợp đồng mua sắm, chiếm đến khoảng 97% đạn dược và tên lửa của Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Mỹ có thể sẽ ủng hộ một loại tên lửa thay thế mới, có những tính năng tương tự như Peregrine, nhẹ hơn và năng động hơn, nhằm từng bước thay thế những vũ khí hiện nay. Lầu Năm Góc cũng đang tìm cách tăng cường khả năng chiến đấu cho lực lượng không quân trong nước và các đối tác quốc tế, nguồn mua sắm đáng tin cậy các loại vũ khí không đối không. Trong năm tài khóa 2019, Hungary, Nhật Bản, Qatar, Bahrain và Úc cũng đặt hàng mua sắm các tên lửa không đối không của Mỹ.

Dựa vào kích thước nhỏ gọn, tốc độ siêu âm và khả năng cơ động cao của tên lửa, khả năng bắn hạ các tên lửa hành trình và đặc biệt là máy bay không người lái. Raytheon hy vọng thị trường vũ khí chống UAV sẽ tăng trưởng đáng kể trong những năm tới.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top