Ảnh minh họa
Động tác 1: Đứng trên một chân (chân đau). Giữ thăng bằng. Thực hiện đến khi có thể giữ thăng bằng trong 30 giây. Đổi bên và tiếp tục lặp lại.
Động tác 2: Đứng trên chân đau, nhắm mắt lại. Giữ thăng bằng trong khi nhắm mắt càng lâu càng tốt. Thực hành cho đến khi có thể giữ thăng bằng trong khi nhắm mắt trong 30 giây và đổi bên.
Động tác 3: Đứng bằng chân đau trên một bề mặt không vững như gối, bọt biển… Giữ thăng bằng. Thực hành cho đến khi có thể giữ thăng bằng trong khi nhắm mắt trong 30 giây và đổi bên.
Động tác 4: Đứng bằng chân đau trên một bề mặt không vững và nhắm mắt. Thực hiện giữ thăng bằng trong khi nhắm mắt càng lâu càng tốt. Thực hiện đến khi có thể giữ thăng bằng trong khi vẫn nhắm mắt trong 30 giây và đổi bên.
Động tác 5: Đứng trên một bực vững chắc có độ cao nhỏm ví dụ như bằng thang cuối hoặc ghế đẩu có độ cao khoảng 15 – 20cm. Thực hiện nhảy xuống từ độ cao đó và giữ thăng bằng khi tiếp đất. Thực hiện đến khi chân có thể tiếp đất vững vàng, chỉ nâng độ cao của bục nếu cần (như bước xuống xe buýt…).
Chú ý: không thực hiện bài tập này nếu khớp gối hoặc cổ chân bị sưng hoặc đau. Lưu ý: Bài tập này có thể thực hiện càng sớm càng tốt sau khi ngừng chảy máu.
ThS Nguyễn Thị Mai (Viện huyết học – truyền máu TW)