Tâm sự của người chồng: “Nếu không có bà, tôi không sống được đến ngày nay”

là lời tâm sự của người chồng, cũng là lời cảm ơn sâu sắc nhất của ông Phạm Văn Lối (Thanh Oai, Hà Nội) khi nói về người vợ của mình…

Hạnh phúc là có ông, có bà cùng vui vầy con cháu.

26 năm mất sức lao động

Ông Phạm Văn Lối sinh ra và lớn lên tại một gia đình nghèo ngoại thành Hà Nội. Bố mẹ mất sớm, để lại ông và người chị gái nuôi nấng nhau. Lớn lên, theo tiếng gọi của tổ quốc, ông vào quân ngũ. Mỗi lần về quê, ông gặp và thầm thương yêu cô giáo làng bên – Nguyễn Thị Xim. Mối duyên tình nhanh chóng trở thành một đám cưới hạnh phúc.

Những chuỗi ngày vất vả, bộ đội vắng nhà, con thơ, nhưng một mình vợ ông, ngoài việc ở trường lớp ra, một mình lo toan tất cả. Thương vợ, ông chỉ biết viết những dòng thư chứa chan tình cảm, động viên. 4 đứa con lần lượt ra đời, ngày ông rời quân ngũ về quê, gia đình được ở gần nhau, thì cũng chính ngần ấy năm ông lại mang gánh nợ bệnh tật đến cho vợ.

Ngồi lặng đi giây lát, ông Lối chia sẻ: Bệnh tật khiến tôi không biết gì, khi khỏe lại mới được vợ con, người thân kể rằng, 26 năm về trước, khi con út của tôi mới bước chân vào lớp 1. Hôm đó đi đám hiếu bên nhà ngoại về, tôi đau đầu như búa bổ. Nửa đêm, tôi phải nhập viện… Mấy ngày sau, bác sĩ thông báo rằng tôi bị liệt dây thần kinh trung ương…

Nhà nghèo, nền y tế lúc đó chưa phát triển như bây giờ, tôi chạy chữa thường bằng thầy bói, rồi những ông lang. Đã có nhiều lúc, tôi không biết mình là ai, sống trong vô thức. Hết thầy này bấm số, thầy kia bấm tướng báo ngày tôi mất và quan tài, ảnh thờ đều trực sẵn.

Quãng thời gian dài này, các con tôi đang tuổi ăn học, thằng cả đang là bộ đội đặc công mà vợ phải đạp xe lên tận đơn vị xin cho cháu về quê. Tưởng về làm gì, hóa ra đi đóng than, đi vào viện trông bố…

Đồng lương ít ỏi của người giáo viên, lại phải chạy đi chạy lại chăm chồng, nuôi 4 miệng ăn, 1 người thường xuyên nằm viện, mất sức lao động đã kiệt sức. Tôi nhìn vợ mà lọng quặn thắt, nhưng không biết làm gì… Đã nhiều lúc, tôi định tự tử để cho bà ấy và các con sống đỡ vất hơn, nhưng thấy tình thương của mọi người, đặc biệt của vợ thì tôi lại quyết sống…”.

“Nhiều người nghĩ bà ấy sẽ bỏ ông mà đi”

Hôm nay, sau 26 năm bệnh tật, mất sức lao động, không ai ngờ rằng một ngày ông Lối có thể ngồi khâu nón, giúp vợ nấu ăn, hay làm một số việc vặt, tuy chẳng ra tiền, nhưng thấy mình khỏe, được ngày ngày nhìn thấy người thân là ai cũng vui mừng.

Vừa ngồi bứt vòng, phụ bà làm chiếc nón, ông ngước nhìn bà rồi tủm tỉm: Nếu không có bà ấy, tôi chết từ lâu rồi. Nhiều người bảo tôi rằng: Nhà ông nặng nợ nhưu vậy, thế nào rồi bà ấy cũng bỏ ông, bỏ con thôi. Chứ ai mà lo được gánh nặng lớn trong gia đình như vậy. Nhưng không, tình yêu, tình thương của bà đã dành chọn cho tôi.

Giờ đây, tôi chỉ mong mình có thể khỏe hơn, bớt phải dùng thuốc để sống với bà, vui với con cháu thêm chút tuổi già. Các con cháu thường nói rằng, tôi mà sống được 70 tuổi thì phải làm 70 mâm khao thọ. Tôi năm nay đã 68 tuổi, hy vọng rằng một ngày tôi thực hiện được điều đó. Nhưng tất cả là nhờ có bà nhà tôi”.

Hải Hà

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top