Tái phát lợi trùm sau khi cắt

Lợi trùm là bệnh thường gặp gây hôi miệng, khó chịu. Nhiều người vẫn có thể tái phát lợi trùm sau khi cắt.

Nhiều bệnh nhân vẫn tái phát lợi trùm sau khi cắt. Ảnh minh họa.

Hỏi: Tôi thường xuyên bị hôi miệng, lợi hay sưng, đau khó chịu. Tôi đi khám được biết bị lợi trùm nên gây ra hôi miệng, tôi được tư vấn cắt đi nhưng không rõ có bị tái phát lại không. Nếu tái phát thì làm thế nào cho đỡ hôi miệng?

Nguyễn Văn Tài (Hà Nội)

ThS.BS Cao Hoàng Yến, Viện Đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội: Lợi trùm là phần niêm mạc má chảy trùm xuống và che phủ mặt nhai của răng số 8. Khi bị bao phủ, phần khe kẽ của răng bị lợi bao trùm khó vệ sinh dẫn đến hôi miệng cũng như viêm, sưng tấy, sâu răng…

Trong nhiều chỉ định có thể cắt phần lợi trùm này đi để hạn chế viêm nhiễm, hôi miệng. Nhưng đa phần lợi trùm này sẽ tái phát lại, không triệt để, và tùy từng cơ địa thời gian tái phát của mỗi người sẽ khác nhau.

Do đó, sau khi tái phát, muốn tránh viêm và hôi cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc hoặc đánh phần khe kẽ của răng bị lợi trùm lên. Thông thường, nếu răng số 8 gây viêm, đau thì có thể kết hợp nhổ răng cùng cắt lợi trùm để hạn chế tình trạng tái phát.

Biến chứng lợi trùm gây đau, khó chịu cho bệnh nhân. Chính vì vậy, khi thấy có các triệu chứng của biến chứng lợi trùm. Chúng ta nên đến nha sĩ khám để chẩn đoán và có hướng xử trí đúng.

Đối với phương pháp cắt lợi trùm cần phải xem xét kĩ để có chỉ định cắt, thực hiện kĩ thuật cắt tốt, tránh tái phát cho bệnh nhân. Đặc biệt, nên hướng dẫn mọi người vệ sinh răng miệng tốt để tránh và phòng biến chứng lợi trùm.

TH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top