Tắc tiểu và phù do phế hư

Phế không chỉ chủ về khí và hô hấp của toàn thân mà còn là chân khí nuôi dưỡng con người. Phế hư không chỉ gây khó thở, thở nhanh, hen suyễn, ngạt mũi mà còn gây đái không thông, phù…
phế

Ảnh minh họa.

Chức “tướng phó” quản trị điều tiết

GS Hoàng Bảo Châu, Nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền TƯ cho biết, vị trí phế ở thượng tiêu, trong lồng ngực không chỉ có chức năng chủ khí về hô hấp, mà còn trợ tâm (tim) đảm bảo trận tự của cơ thể, tác động khí hóa của thận và nuôi dưỡng da lông. Phế chủ khí phụ trách khí của toàn thân, là nơi trao đổi khí: hít thanh khí, thải trọc khí.

Khí là vật chất quan trọng để duy trì sự sống. Khí này có hai nguồn: tinh khí của thức ăn (khí đất) và khí trời. Tinh khí của thức ăn nuôi dưỡng khí của 5 tạng, sinh tân dịch. Khí trời làm tươi sắc mặt. Khí trời và khí đất mà hòa thì duy trì được sự sống và làm tinh thần phấn chấn.

Phế phụ trách khí của toàn thân vì khí trời phải vào phế, khí thức ăn phải qua tác dụng của phế rồi mới phát huy tác dụng. Khí trời và khí thức ăn tụ hợp ở trong ngực là gốc của khí hậu thiên nhiên toàn thân gọi là đại khí hoặc tông khí. Nó đi lên hầu họng để nói, để thở, đi vào tâm mạch để phân bố đi toàn thân.

Như vậy, phế không chỉ phụ trách việc thở mà phân bố khí ở khắp thân thể. Phế khí bình thường, đường hô hấp thông, thì hơi thở điều hoà; trái lại phế khí hư kém xuất hiện chứng khó thở, thở nhanh, tiếng nói nhỏ, người mệt mỏi không có sức. Phế khí không giáng thì ho suyễn khó thở…

Đặc biệt, phế trợ tâm, chủ trị tiết, chức tướng phó, việc quản trị điều tiết do đó mà ra. Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Huyết muốn hành phải có khí hỗ trợ. Phế khí thông suốt thì huyết sẽ lưu thông. Khí hành thì huyết hành và khí ngưng thì huyết trệ. Còn khí muốn đi toàn thân phải có huyết mạch mới đi được. Tâm và phế, khí và huyết bồi bổ, hỗ trợ cho nhau. Trị tiết là quản lý có tình có lý, có trật tự đảm bảo yêu cầu của cơ thể ở mọi trạng thái.

Ở đây chỉ hoạt động sinh lý có quy luật, thở nhịp nhàng theo yêu cầu của công việc. Sự hoạt động của toàn thân do tâm (cơ quan quân chủ phụ trách) nhưng phải có sự hỗ trợ của phế. Vì vậy, trên lâm sàng có khi bệnh do huyết (như mất máu nhiều hay thiếu máu) lại làm thương tổn đến khí phế, người xưa thường không dùng thuốc cầm máu là lại dùng nhân sâm để bổ nguyên khí hoặc bổ tỳ để giữ huyết.

Phế khí không thông tắc tiểu, xấu da

GS Hoàng Bảo Châu nhấn mạnh, ít người biết đến đôi khi bệnh ở thận, bàng quang gây bí tiểu, phù thũng lại bắt nguồn từ phế. Phế là tạng ở vị trí cao nhất trong 5 tạng và phế khí phải đi xuống. Nước vào vị, tinh khí của nó đưa lên phế. Phế khí giáng đưa nước theo đường tam tiêu xuống bàng quang, dưới tác động khí hóa ở thận, một phần hóa thành khí trở về phế, một phần hóa thành nước tiểu và tiết ra ngoài. Nếu phế khí không thông có thể gây nên chuyển hóa của nước trở ngại, nước ứ lại thành phù. Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thuỷ (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu.

Hơn nữa, phế chủ da lông. Thông qua tác dụng tuyên phát, phế đưa tinh vi của thức ăn phân bố ra da lông (biểu) để nuôi dưỡng các bộ phận này. Phế khí đủ thì da lông nhuận, phế khí kém thì da lông khô, dễ ra mồ hôi và dễ bị tà khí xâm phạm. Phế chủ khí phụ trách thở, thông qua mũi là chính nhưng cũng thông qua da lông, lỗ chân lông, mồ hôi để tán khí, cho nên cũng gọi lỗ chân lông là cửa của khí.

Vì vậy, khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các chứng ở vệ và phế phối hợp với nhau như ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, sợ gió, ngạt mũi, ho…Nếu phế khí hư yếu, không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô sáp, lưa thưa đưa tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm sút nên dễ bị cảm mạo…

Đặc biệt, mũi là hơi thở của phế, để thở và ngửi thông qua tác dụng của phế khí. Phế khí bình thường thì sự hô hấp điều hoà, nếu phế khí trở ngại như ngoại tà xâm nhập thì gây ngạt mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi…, phương pháp chữa bệnh vẫn lấy tuyên phế là chính.

Nhật Hà

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top