<div> <div> </div> <p>Một trong những điều khó hiểu về virus nCoV là bao nhiêu cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Các bác sĩ đã đề cập tới tim, phổi và hệ tiêu hóa nhưng tác động của <span>Covid-19</span> lên hệ thần kinh vẫn là một bí ẩn lớn.</p> <p>Một nghiên cứu vào tháng 4 cho thấy, hơn 1/3 trong 214 bệnh nhân Covid-19 được khảo sát đã trải qua những biến chứng thần kinh từ việc mất khứu giác cho tới đột quỵ.</p> <p>Virus nCoV còn có thể dẫn tới các biến chứng khác như mê sảng, viêm não và tổn thương thần kinh. Theo báo cáo của Đại học London (Anh) vào đầu tháng 7, 10 trong số 43 bệnh nhân đã trải qua rối loạn chức năng não tạm thời và mê sảng, 12 người bị viêm não, 8 người đột quỵ và 8 người bị tổn thương thần kinh.</p> <p>Tờ The Lancet Psychiatry cũng công bố khảo sát trên 153 bệnh nhân cho thấy, thậm chí cả những người dưới 60 tuổi cũng bị các triệu chứng tương tự.</p> <p><img alt="Tác động bí ẩn lên não của Covid-19" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/01/25/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_tac-dong-bi-an-len-nao-cua-covid-19.jpg" /></p> <p><span>Covid-19 gây ra nhiều biến chứng khác nhau ở bệnh nhân. Ảnh: China Daily</span></p> <p>Virus nCoV tác động tới não như thế nào vẫn chưa hoàn toàn rõ. Tuy nhiên, hai bác sĩ chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh, Sanjay Gupta và Minali Nigam, vẫn muốn đi tìm câu trả lời.</p> <p>Bác sĩ Gupta đã có 20 năm kinh nghiệm và vẫn luôn ấn tượng với cách bộ não được cơ thể bảo vệ. Vỏ sọ cứng, hệ máu não và dung dịch đã tạo ra những điểm bảo vệ trước khi những phân tử nhất định được phép xâm nhập. Đó là bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, virus nCoV vẫn có thể xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương.</p> <p><span>Virus nCoV tấn công não và dây thần kinh</span></p> <p>Triệu chứng liên quan tới hệ thần kinh phổ biến nhất là mất khứu giác và vị giác. Đó cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo ai đó bị Covid-19. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, mất tỉnh táo, yếu mệt…</p> <p>Virus lây qua những giọt bắn trong không khí, xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi và miệng. Khi điều đó xảy ra, virus sẽ tấn công vào dây thần kinh khứu giác khiến bạn không thể ngửi được. Ngoài ra, virus cũng có thể xâm nhập nụ vị giác, cản trở chuyển tín hiệu lên não, khiến bạn mất vị giác.</p> <p>Tất nhiên, đó chỉ là một giả thuyết nhưng theo nghiên cứu trên 417 bệnh nhân có 88% bị các triệu chứng trên. Phần lớn bình phục trong vòng 2 tuần không có các tác động nào khác.</p> <p><img alt="Tác động bí ẩn lên não của Covid-19" src="https://khds.1cdn.vn/2020/08/01/61/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_tac-dong-bi-an-len-nao-cua-covid-19-1.jpg" /></p> <p><span>Phi công Anh cũng trải qua tác động của cơn bão cytokine - hội chứng có thể tác động tới hệ thần kinh. Ảnh: BVCC</span></p> <p>Một giả thuyết khác liên quan tới thụ thể protein ACE2 có trong mọi tế bào của phổi, thận, mạch máu, cơ bắp, mũi và miệng. ACE2 giúp duy trì huyết áp, bảo vệ tim và não. Ở mũi và miệng, virus bị cho là cản trở thụ thể ACE2 trong các tế bào thần kinh cảm giác.</p> <p>Tuy nhiên, phần lớn triệu chứng dường như không do virus trực tiếp gây ra mà do phản ứng thái quá của hệ miễn dịch chống lại virus.</p> <p>“Câu chuyện một virus với rất ít thông tin gen có thể gây rối loạn hệ thần kinh của chúng ta thực sự gây tò mò”, bác sĩ Majid Fotuhi, hệ thống y tế Johns Hopkins Medicine, cho hay.</p> <p>Trong trường hợp đột quỵ, virus cản trở ACE2 trong các mạch máu, khởi phát <span>cơn bão cytokine</span> - hệ miễn dịch phản ứng thái quá với virus nCoV. Hệ thống đông máu của cơ thể bị tổn thương sẽ hình thành những cục máu đông.</p> <p>Hiện tượng đột quỵ có thể xảy ra nhưng dấu hiệu không rõ rệt nên nhiều người không nhận ra. Một số có thể trải qua tình trạng mất trí nhớ, giảm tập trung. Số khác bình phục nhưng vẫn bị căng thẳng, lo lắng, mất ngủ…</p> <p>Tuy nhiên, viêm nhiễm nặng có thể phá hủy bức tường bảo vệ não dẫn tới phù não, động kinh, lây nhiễm. Cô bé 5 tuổi Skylar Herbert (Michigan, Mỹ) đã qua đời vì phù não.</p> <p>Một số bệnh nhân còn bị hội chứng Guillain-Barre - hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh.</p> <p>Trên thực tế, biến chứng thần kinh cũng có thể gặp ở các loại bệnh như cúm, sởi, virus đường hô hấp khác. Điều này xảy ra do hai lý do chính: virus tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh và tác động từ phản ứng thái quá của hệ miễn dịch.</p> <p>Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Covid-19 liên quan tới biến chứng thần kinh hơn so với các loại virus corona trước đó. “Tổn thương thần kinh dường như là yếu tố nổi trội của loại virus corona này”, bác sĩ Felicia Chow, Đại học California, cho hay.</p> <p>Hiện chưa có những nghiên cứu quy mô về các biến chứng thần kinh liên quan tới Covid-19. Bởi vậy, các bác sĩ vẫn điều trị những triệu chứng đó như với bệnh nhân không có virus.</p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tác động bí ẩn lên não của Covid-19
Bệnh nhân Covid-19 trải qua nhiều biến chứng liên quan tới thần kinh như mất khứu giác, vị giác, đột quỵ, rối loạn chức năng não.
Theo vietnamnet.vn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Hầu hết bộ phận của củ cải trắng đều có lợi cho sức khỏe, kể cả lá. Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não
Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.
Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.
Đau bụng, đầy hơi đi khám phát hiện nhiều sỏi, cặn bùn tụ trong túi mật
Bệnh lý viêm túi mật cấp do sỏi túi mật thường xảy ra khi sỏi kẹt cổ ống túi mật hoặc sỏi lớn gây tắc nghẽn sự lưu thông của mật, dẫn đến viêm nhiễm,... nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến suy đa cơ quan.
Đau bụng, nôn... đi khám phát hiện dính ruột, bệnh biến chứng nguy hiểm sao?
Dính ruột có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như: tắc ruột, hoại tử ruột.
BV Bạch Mai dốc toàn lực cứu chữa các nạn nhân vụ phóng hoả quán cafe
“Bệnh viện Bạch Mai dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ phóng hỏa quán cafe trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) tối ngày 18/12”.