<p>Bệnh cũng có thể phát sinh khi hệ hô hấp không thể lấy đủ oxy làm cho nồng độ oxy trong máu hạ thấp đến mức nguy hiểm. Suy hô hấp có thể là cấp tính hoặc mạn tính.</p> <h2><strong>Bệnh suy hô hấp mạn tính là gì?</strong></h2> <p>Hệ hô hấp là nơi có nhiệm vụ lấy oxy (O<sub>2</sub>) và loại bỏ carbon dioxide (CO<sub>2</sub>). Khi hít vào, không khí giàu oxy vào phổi sau đó sẽ vào máu và phân bổ khắp các cơ quan trong cơ thể. Nguồn oxy đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các chức năng cần thiết của cơ thể.</p> <p>Khi thở ra, bạn giải phóng carbon dioxide ra khỏi cơ thể. Carbon dioxide là sản phẩm được tạo ra trong quá trình hoạt động của cơ thể. Nếu nồng độ carbon dioxide trong máu cao, chúng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể, do đó, việc loại bỏ carbon dioxide là rất cần thiết.</p> <p>Suy hô hấp cấp tính là tình trạng bệnh lý xảy ra đột ngột và thường cần được cấp cứu y tế. Tuy nhiên, suy hô hấp mạn tính lại là tình trạng bệnh lý phát triển dần dần theo thời gian và đòi hỏi phải điều trị lâu dài.</p> <p>Suy hô hấp mạn tính thường xảy ra khi các ống dẫn khí vào phổi bị thu hẹp và chịu tổn thương nào đó, làm cản trở sự vận chuyển không khí trong cơ thể, có nghĩa là sẽ có ít oxy được hít vào và ít carbon dioxide được thở ra hơn bình thường.</p> <p><img alt="Suy hô hấp mạn" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/06/suy_ho_hap_1.jpg" title="Suy hô hấp mạn" /><em>Ảnh minh họa</em></p> <h2><strong>Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy hô hấp mạn tính?</strong></h2> <p>Bạn nên lưu ý rằng ban đầu các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy hô hấp mạn tính có thể không rõ ràng. Chúng xảy ra thường xuyên một cách từ từ trong một thời gian dài. Sau một thời gian, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ dần và có thể bao gồm:</p> <h2><strong>Triệu chứng lâm sàng:</strong></h2> <p><em>Tím và khó thở: </em>tím xuất hiện khi khó thở, khi thiếu oxy đã nặng (nặng từ từ do tiến triển tự nhiên hay đột ngột do bội nhiễm).</p> <p><em>Rối loạn hành vi: </em>xuất hiện khi bệnh nhân dễ kích thích, nhức đầu, rối loạn ý thức, có thể sảng khoái hay ủ rũ, có thể run đập cảnh báo động hôn mê do tăng CO<sub>2</sub>.</p> <p><em>Dấu hiệu tâm phế mạn: </em>do thiếu oxy và do tăng khí CO<sub>2</sub>, dấu hiệu suy tim phải.</p> <p>Quan trọng hơn là các triệu chứng nhẹ, sớm hơn, thường phải lưu ý mới phát hiện được, thường gặp trong suy hô hấp mạn nghẽn.</p> <p>- Thở nhanh, nông kèm lồng ngực giãn rộng có mục đích bù trừ thiếu oxy và giới hạn sự xẹp các phế quản nhỏ do thở ra sâu.</p> <p>- Dấu hiệu co kéo chứng tỏ có gia tăng áp lực âm màng phổi do nghẽn đường hô hấp.</p> <p>- Tăng sự co các cơ thang, phì đại các cơ này khi thở vào.</p> <p>- Thở ra môi khép chặt: mục đích làm giảm hiệu số áp lực giữa phế nang và miệng làm giảm bớt sự xẹp các phế quản.</p> <p>- Giãn lồng ngực, các khoảng liên sườn dãn rộng hơn một ngón tay của bệnh nhân.</p> <p><strong>Test thổi diêm cháy: </strong>há miệng thổi diêm cháy cách trên 50cm. Chúm miệng thổi diêm cháy cách 100cm. Nếu không tắt có nguy cơ suy hô hấp mạn.</p> <h2><strong>Cận lâm sàng</strong></h2> <p>Thăm dò chức năng hô hấp (đo hô hấp ký, phế thân ký)</p> <p>Trong suy hô hấp mạn nghẽn: có giảm FEV1, FEV1/FCV.</p> <p>Ngoài ra các dấu hiệu dễ nhận biết hơn:</p> <p>- Khó thở hoặc thở gấp, đặc biệt là khi bạn vận động.</p> <p>- Ho khạc đàm.</p> <p>- Khò khè.</p> <p>- Da, môi hoặc móng tay màu tím nhạt.</p> <p>- Thở nhanh.</p> <p>- Mệt mỏi.</p> <p>- Lo lắng.</p> <p>- Lẫn lộn.</p> <p>- Có cảm giác hụt hơi.</p> <p>- Hay thức giấc khi ngủ.</p> <p>Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh suy hô hấp mạn tính sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Khi bệnh nghiêm trọng, bạn có thể bị rối loạn nhịp tim hoặc hôn mê.</p> <h2><strong>Nguyên nhân nào gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính?</strong></h2> <p><strong>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD):</strong></p> <p>Là một tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn hoặc khí phế thũng có hạn chế lưu lượng khí do bị hẹp đường dẫn khí. Sự tắc nghẽn này xảy ra có thể không hồi phục hay phục hồi một phần nhỏ đường dẫn khí.</p> <p>Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là hút thuốc lá, sau đó là hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng đường hô hấp và ô nhiễm nghề nghiệp.</p> <p><em>- Hen. </em></p> <p><em>- Lao phổi: </em>nhất là thể tiến triển kéo dài, nặng, không phục hồi.</p> <p><em>- Nghẽn đường hô hấp trên: </em>do u, hẹp do sẹo.</p> <p><em>- Suy hô hấp mạn hạn chế trong và ngoài phổi</em></p> <p><em>Trong phổi:</em></p> <p>Di chứng nặng lan toả 2 bên (xơ phổi).</p> <p>Các bệnh phổi kẽ lan tỏa gây xơ: do dị ứng thuốc, chất độc, sau xạ trị, bệnh Sarcoidose.</p> <p>Cắt bỏ phổi.</p> <p>Suy tim.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p><em>Trong lồng ngực: </em>dày dính màng phổi, tràn dịch màng phổi mạn.</p> <p><em>Từ bụng và thành lồng ngực: </em>cổ trướng nhiều.</p> <p><strong>Các thương tổn thần kinh trung ương: </strong>viêm não, tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson...</p> <p><strong>Suy hô hấp mạn phối hợp:</strong></p> <p>Giãn phế quản.</p> <p>Viêm phổi mạn lan toả do vi trùng thường hay lao.</p> <p><strong>Phản ứng tăng tạo hồng cầu (đa hồng cầu thứ phát): </strong></p> <p>Thiếu máu, các bệnh về máu (ung thư máu).</p> <p>Ung thư giai đoạn cuối.</p> <p>Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.</p> <h2><strong>Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh suy hô hấp mạn tính?</strong></h2> <p>Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ:</p> <p><em>Khí máu động mạch: </em>xét nghiệm khí máu động mạch là một thủ thuật an toàn, dễ dàng để đo lượng oxy và carbon dioxide trong máu.</p> <p><em>Đo nồng độ oxy: </em>bác sĩ có thể xem xét nồng độ oxy trong máu được đưa đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng xét nghiệm đo nồng độ oxy. Đây là một xét nghiệm khá đơn giản và không gây đau.</p> <p><em>Xét nghiệm hình ảnh: </em>bác sĩ có thể sử dụng X-quang hay CT-scan để có thể quan sát phổi của bạn. Những xét nghiệm này có thể cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh suy hô hấp mạn tính.</p> <h2><strong>Những phương pháp điều trị bệnh suy hô hấp mạn tính?</strong></h2> <p>Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Các lựa chọn có thể bao gồm:</p> <p><em>Liệu pháp oxy: </em>bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp oxy nếu bạn không có đủ oxy trong máu. Liệu pháp này giúp tăng nồng độ oxy bằng cách tăng lượng oxy bạn hít vào. Oxy được chứa trong bình và dẫn qua một ống thở đi qua lớp mặt nạ và chèn trực tiếp vào khí quản.</p> <p><em>Mở khí quản: </em>trong trường hợp suy hô hấp mạn tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp mở khí quản. Bác sĩ đặt một ống dẫn vào khí quản của bạn để bạn có thể thở dễ dàng hơn. Ống được đưa vào bằng cách phẫu thuật tại vị trí trước cổ. Ống dẫn này có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn.</p> <p><em>Thông khí cơ học: </em>nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng máy thở. Máy này bơm oxy thông qua một ống được đặt vào miệng hoặc mũi của bạn và xuống khí quản. Kể từ khi được thông khí, bạn sẽ không tự thở.</p> <p><em>Chế độ sinh hoạt phù hợp: </em>bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:</p> <p>- Ngưng hút thuốc lá.</p> <p>- Tránh khói thuốc lá thụ động.</p> <p>- Ăn một chế độ ăn uống thích hợp đầy đủ các loại trái cây và rau quả.</p> <p>- Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.</p> <p>- Điều trị bệnh COPD, hen, suy tim và các bệnh gây ra suy hô hấp tích cực và tuân thủ chế độ điều trị nghiêm túc. Không tự động sử dụng oxy khi không có chỉ định của bác sĩ.</p> <p>Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.</p> <p><img alt="Suy hô hấp mạn" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/06/suy_ho_hap_2.jpg" title="Suy hô hấp mạn" /><em>Thăm dò chức năng hô hấp</em></p> <p><strong>Điều trị triệu chứng:</strong></p> <p>Phòng chống các bội nhiễm phế quản - phổi.</p> <p>Vắcxin chống cúm và chống một số vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn.</p> <p>Điều trị thích hợp mạnh mọi đợt bội nhiễm phế quản - phổi.</p> <p><em>Tiêu đờm:</em></p> <p>Chủ yếu bằng vận động liệu pháp: vỗ rung lồng ngực tiếp theo là tập khạc đờm với cố gắng tối đa, tập hô hấp đúng cách, tận dụng sự hợp tác lực cơ hoành và cơ thành bụng.</p> <p>Sử dụng thuốc tan nhầy.</p> <p><em>Thuốc giãn phế quản:</em></p> <p>Là một phương pháp điều trị chính, lâu dài, dù thăm dò chức năng hô hấp có hay không có phát hiện co thắt phế quản.</p> <p><em>Chống chỉ định:</em></p> <p>Thuốc an thần, thuốc ngủ vì có thể gây ức chế trung tâm hô hấp.</p> <p>Một số thuốc không có tác dụng, thậm chí nguy hiểm như corticoid (Dexa), thuốc kích thích hô hấp (vì chỉ làm mệt cơ hô hấp, tăng kích thích).</p> <p><strong>Điều trị suy hô hấp mạn nặng nhập viện:</strong></p> <p><em>Liệu pháp oxy:</em></p> <p>Rất cần thiết đối với những bệnh nhân cần phải thở oxy liên tục và có chỉ định cụ thể của bác sĩ phải duy trì SpO<sub>2</sub> trên 95% cho oxy với lưu lượng thấp 0,5 - 1,5 lít/phút để tránh ức chế trung tâm hô hấp, thường dùng khoảng 1l/phút.</p> <p>Sự thở oxy này phải được thực hiện đúng kỹ thuật: phải đặt xông mũi họng khá sâu, oxy phải qua một bình nước sạch, được đo lưu lượng chính xác, theo dõi kỹ, tốt nhất là bằng khí máu, lúc đầu đo khí máu 2 lần/tuần, sau đó 1lần/tháng.</p> <p>Thời gian thở mỗi ngày 18 - 20 giờ/ngày mới bảo đảm được sự bình thường hóa các yếu tố chính như áp lực động mạch phổi.</p> <p>Bệnh suy hấp mạn tính là hậu quả của các bệnh nội khoa, trong đó nổi bật là các bệnh lý ở phổi, tim và thành ngực. Đây là biểu hiện của giai đoạn muộn rất khó phục hồi. Điều trị giai đoạn này chủ yếu là nâng cao chất lượng cuốc sống, kéo dài tuồi thọ. Để hạn chế tối đa bệnh chuyển sang giai đoạn này, đòi hỏi bệnh nhân phải thật sự tuân thủ nghiêm túc trong quá trình điều trị các bệnh mạn tính dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp như trên. <strong><em> </em></strong></p> <p> </p> <p><strong>BS. QUÁCH MINH PHONG</strong></p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Suy hô hấp mạn
Suy hô hấp có thể xảy ra khi hệ hô hấp không có khả năng loại bỏ carbon dioxide ra khỏi máu, do đó gây ra sự tích tụ carbon dioxide trong cơ thể.
Theo suckhoedoisong.vn

Sởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch
Ước tính 90-100% người chưa có miễn dịch với sởi khi tiếp xúc với nguồn bệnh đều có thể bị lây. Khả năng xóa trí nhớ miễn dịch của virus sởi có thể khiến người bệnh suy giảm từ 20-70% lượng kháng thể chống lại mầm bệnh khác.

Trầm cảm tuổi vị thành niên - "cơn bão lặng" gầm thét trong tâm hồn trẻ
Ở tuổi dậy thì, trầm cảm thường biểu hiện qua cáu kỉnh thay vì buồn bã, dễ bị nhầm lẫn với "khủng hoảng tuổi teen" nên nhiều trường hợp không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cách gì giúp con thoát bệnh?

Triệt đốt ổ loạn nhịp tim bằng sóng RF
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là đơn vị duy nhất trong khu vực thực hiện được 2 kỹ thuật thăm dò điện sinh lý tim và điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng RF (triệt đốt ổ loạn nhịp).

Ăn bánh trứng kiến, bệnh nhi bị sốc phản vệ độ 2
Trứng kiến là một thứ đặc sản của vùng Tây Bắc, được cho rằng có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Nhưng ăn trứng kiến có thể gây dị ứng ở nhiều mức độ và nặng nhất là phản vệ.

Bùng phát sốt vàng da, Colombia công bố tình trạng khẩn cấp
Ghi nhân tổng cộng 74 ca mắc và 34 người tử vong do sốt vàng da, Chính phủ Colombia công bố tình trạng khẩn cấp.

Cứu bệnh nhân tự ý cắt cổ đứt động mạch thượng vị, sốc mất máu
Đây là ca bệnh hy hữu với tổn thương mạch máu nặng và phức tạp ở vùng bụng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên đã được các bác sĩ xử lý khéo léo, cứu sống bệnh nhân.

Đi khám ù tai phát hiện phình tách động mạch cảnh nguy cơ đột quỵ
Ù tai không phải triệu chứng phổ biến của phình tách động mạch cảnh song khi xuất hiện cùng biểu hiện đau đầu, mờ mắt, đau cổ thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Cứu hai mẹ con sản phụ rau tiền đạo trung tâm, dị ứng paracetamol
Rau tiền đạo trung tâm là một bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng cả mẹ và bé, cần được phát hiện sớm để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

ThS.DS Lê Quốc Thịnh: "Uống thuốc giả, người bệnh có nguy cơ ngộ độc, tử vong"
"Nếu không may dùng phải thuốc giả không những thất bại trong điều trị mà còn tăng độc tính, tăng kháng thuốc, bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong", ThS.DS Lê Quốc Thịnh phân tích sự nguy hại của thuốc giả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện chỉ đạo về xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Địa chỉ vàng: Các bệnh viện chữa lao ở Hà Nội và TP HCM
Khi mắc bệnh lao, các vi khuẩn có thể lây lan từ phổi đến các cơ quan khác gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Bệnh có thể được chữa khỏi thành công nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ.

Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học

Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
