|
1. Cá Blobfish là một loài cá sống ở vùng nước ở độ sâu từ 600 đến 1.200m, ngoài khơi bờ biển lục địa Australia, New Zealand và Tasmania. Cá Blobfish là một loài động vật có hình thù kì dị, cơ thể ít cơ nên chúng trôi nổi theo dòng nước và ăn bất cứ thứ gì trôi trước mặt nó. |
|
2. Axolotl là một trong những loài lưỡng cư độc nhất trên thế giới. Chúng cũng có khả năng tái tạo hầu hết các bộ phận cơ thể. Mặc dù axolotls gần như tuyệt chủng ở Mexico, tuy nhiên chúng vẫn sinh trưởng mạnh trong điều kiện nuôi nhốt. |
|
3. Bạch tuộc Dumbo: Với những cái vây lớn có hình dạng như những chiếc tai, những chú bạch tuộc này sống ở độ sâu 3.962 mét dưới biển. Chúng là loài bạch tuộc sống ở môi trường sâu nhất so với các loài bạch tuộc được biết tới hiện nay. |
|
4. Cua tuyết Yeti: Loài cua độc đáo này dài 15cm và được bao phủ bởi một lớp lông vàng hoe. Chúng là loài sinh vật sống ở các vùng biển sâu. Con đầu tiên được tìm thấy sống ở độ sâu 2.200 mét. |
|
5. Axolotl: Còn có tên là "cá đi bộ Mexico", loài kỳ giông này có khả năng tự tái tạo các phần của cơ thể nếu bị thương. |
|
6. Rồng biển thân lá: Loài động vật kì dị này được "trang trí" bằng những bộ phận phụ trông như những chiếc lá. Vẻ ngoài đặc biệt của rồng biển thân lá chính là lớp áo ngụy trang hoàn hảo khiến những chú cá này ẩn mình giữa rong và tảo biển để tránh kẻ thù. |
|
7. Cá rắn lục: Loài động vật săn mồi sống ở các vùng biển sâu này có vẻ ngoài vô cùng đáng sợ nhưng thực ra chúng cũng không lớn lắm khi chỉ dài tối đa khoảng 60cm. Dù cá rắn lục có tuổi thọ lên tới 40 năm, tuy nhiên chúng sẽ chỉ sống được một vài giờ nếu bị đưa ra khỏi môi trường sống dưới biển sâu. |
|
8. Cá ếch lông: Cá ếch lông thường sống ở vùng nước sâu ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đặc trưng bởi vẻ ngoài vô cùng lộng lẫy. |
|
9. Lợn biển có tên khoa học là Scotoplane, sinh sống ở đáy biển sâu (3000 - 5000m) và có mối quan hệ chặt chẽ với loài hải sâm. Trông có vẻ có rất nhiều chân nhưng lợn biển chỉ di chuyển với tốc độ như một con ốc sên. |
|
10. Cá mắt trống (Macropinna microstoma). Cá mắt trống được ghi nhận vào năm 1939 nhưng những hình ảnh của nó được biết đến vào năm 2004. Chúng sống dưới đại dương sâu thẳm sở hữu cho mình chiếc đầu trong suốt với đôi mắt là hai khối cầu hình ống màu xanh lục nằm trên đỉnh đầu. Đôi mắt được bao quanh bởi bộ phận hình khiên trong suốt chứa đầy dịch lỏng. Sắc tố xanh lá cây trong đôi mắt của cá mắt trống có thể lọc ánh sáng đến trực tiếp từ mặt biển, giúp cá xác định điểm phát sáng sinh học của sứa hay các loài động vật khác ở ngay trên đầu chúng. |
>>>Xem thêm video: Những “kiệt tác kiến trúc” hoàn hảo nhất thế giới động vật. Nguồn: Kienthucnet.